1. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
2. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
3. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
4. Em hãy phân tích thái độ của ếch trước và sau khi nghe rùa nói về biển Đông trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử
1. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Con mối và con kiến
2. Em hãy giới thiệu tóm tắt bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến.
3. Hãy phân tích lời nói của mối trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
4. Hãy phân tích nhân vật kiến trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
1. Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
2. Hãy viết một đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
3. Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
4. Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
5. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng?
6. Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm
7. Phân tích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
8. Phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
1. Hãy kể lại chuyện Con hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo
2. Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện
3. Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học qua câu chuyện Con hổ có nghĩa
4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩa
5. Câu chuyện về Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh
Mở bài
MB 1
Truyện ngụ ngôn vốn là những câu chuyện đúc kết những bài học vô cùng giá trị của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó đều là những lời răn dạy quý báu mà thế hệ tiếp nối cần đọc và học hỏi. Một trong số những câu chuyện ngụ ngôn làm em ấn tượng nhất đó là câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng. Một câu chuyện quen thuộc, đơn giản nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về cách làm người.
MB 2
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam truyện ngụ ngôn là một thể loại đặc sắc, đem lại cho người đọc những bài học, những lời khuyên nhủ bổ ích. Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn có dung lượng ngắn, nhưng để lại cho người đọc bài học sâu sắc, khuyên nhủ con người không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân.
MB 3
Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi. Môi trường sống ấy, quan hệ "cộng đồng" ấy nơi "vương quốc" đáy giếng đã làm cho ếch hợm hĩnh, tự phụ, kiêu căng.
MB 4
Trong kho tàng truyện dân gian, bên cạnh truyền thuyết và cổ tích thì truyện ngụ ngôn cũng là một trong những thể loại truyện rất hay và ý nghĩa. Nội dung của những câu chuyện ngụ ngôn thường mượn hình ảnh cỏ cây, loài vật…để nói bóng nói gió chuyện con người, phê phán thói hư tật xấu và đưa ra những triết lý sống. Truyện ngụ ngộ Ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện hay, nổi bật, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không tốt đẹp.
MB 5
Trong cuộc sống của con người, những ai có hiểu biết hạn hẹp nhưng tự cho mình là vĩ đại, bắt buộc người khác phải làm theo ý mình thì thường không có kết cục tốt đẹp. Con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một ví dụ điển hình. Từ câu chuyện này, người đọc hiểu rõ hơn về cách cư xử của mình, khuyên nhủ mọi người phải biết cách mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, không nên kiêu ngạo một cách thái quá.
Kết bài
KB 1
Ngày nay, "Ếch ngồi đáy giếng" đã không còn là một câu chuyện ngụ ngôn đơn thuần nữa mà còn là một thành ngữ phổ biến, dùng để ám chỉ những con người nông cạn và tự cao. Cái thú vị của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" chính là gửi gắm tới con người bài học nhân sinh sâu sắc một cách ngắn gọn và lý thú. Sự tự cao, tự đại, nhìn đời bằng nửa con mắt hay coi trời bằng vung mà không chịu trau dồi, nâng cao hiểu biết, không chịu thay đổi và hoàn thiện bản thân thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt.
KB 2
Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, cho dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, phải cố gắng học tập, thay đổi bản thân, mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Ngoài trường học ra, chúng ta cần phải học nhiều điều từ cuộc sống, phải tự ném bản thân mình ra ngoài xã hội đủ nghiền ngẫm, suy nghĩ và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đừng như con ếch trong câu chuyện để rồi phải hối hận về những việc làm mà mình đã gây ra.
KB 3
Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng tuy ngắn nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc, là bài học cho không chỉ thế hệ học sinh chúng em noi theo mà dành cho tất cả mọi người. Đừng kiêu căng, tự phụ, hãy khiêm tốn khiêm nhường không ngừng học tập trau dồi kiến thức, mở mang tầm hiểu biết đừng như chú ếch coi trời bằng vung rồi phải chịu hậu quả nhớ đời.
KB 4
Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình "coi trời bằng vung", coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách "ếch ngồi đáy giếng" thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc. "Ếch ngồi đáy giếng" vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.
KB 5
Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.
Chương VI. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Bài 11
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Unit 6. Be green
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7