1. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
2. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
3. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
4. Em hãy phân tích thái độ của ếch trước và sau khi nghe rùa nói về biển Đông trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử
1. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Con mối và con kiến
2. Em hãy giới thiệu tóm tắt bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến.
3. Hãy phân tích lời nói của mối trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
4. Hãy phân tích nhân vật kiến trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
1. Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
2. Hãy viết một đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
3. Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
4. Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
5. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng?
6. Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm
7. Phân tích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
8. Phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
1. Hãy kể lại chuyện Con hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo
2. Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện
3. Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học qua câu chuyện Con hổ có nghĩa
4. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩa
5. Câu chuyện về Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về mình: là con hổ cái ngày xưa mang thai đã được bà đỡ Trần giúp đỡ.
- Giới thiệu về các sự việc của mình qua câu chuyện kể với những hổ cháu.
2. Thân bài
a. Câu chuyện của chính mình:
- Một đêm nọ, bà trở dạ, tình hình hết sức nguy hiểm.
- Ông hổ không thể làm gì để giúp đỡ vợ lúc sắp sinh được.
- Bà Trần đã được hổ ông mời đến và đỡ đẻ thành công cho bà.
- Hành động biết ơn của hổ ông dành cho bà đỡ.
- Nhờ có mười lạng bạc biết ơn của chúng ta mà năm đó bà đỡ sống sót qua nạn đói.
b. Câu chuyện về người tiều phu ở huyện Lạng Giang:
- Có một người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa cây cỏ lay động không ngừng.
- Lấy làm lạ, bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán trắng, cúi đầu lấy chân móc họng, đào bới đất, nhảy lên, vật xuống. Bác nhìn kĩ thì thấy một chiếc xương bò to đang chắn họng hổ ta.
- Bác giúp hổ lấy chiếc xương bò ấy ra.
- Hổ cảm ơn bằng cách biếu bác một con nai rừng.
- Nhiều năm sau khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, mỗi năm vào dịp giỗ bác lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.
3. Kết bài
Cảm xúc và bài học dành cho các hổ cháu.
Bài mẫu 1
Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.
Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:
- Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.
- Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?
- Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.
Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” - Thế là hổ bà bắt đầu kể.
Các cháu biết không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quằn quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.
Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.
Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.
Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?
Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!
Hổ bà tiếp tục kể:
Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người - một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.
Qua những chuyện cũ bà vừa kể, các cháu có thể thấy, mình sống trên đời phải sống với thái độ biết ơn. Như vậy thì cuộc sống của chúng ta mới ý nghĩa và có giá trị.
Bài mẫu 2
Trong một khu rừng già, dưới gốc cây cổ thụ cành lá xum xuê, một đàn hổ con đang quây quần quanh mẹ. Nhìn lũ con khỏe mạnh, xinh xắn hổ mẹ nhớ tới ngày trở dạ, nhớ tới bà đỡ Trần, người đã giúp hổ mẹ sinh đẻ an toàn. Hổ thầm nghĩ, các con mình phải biết câu chuyện để sau này thay mình đền ơn bà.
Hổ mẹ gọi con ngồi quanh mình và nói:
- Các con yêu quý, hôm nay mẹ muốn kể cho các con nghe câu chuyện về ân nhân của gia đình chúng ta, người đã giúp mẹ sinh các con. Nếu không có bà, không chỉ các con mà chính mẹ cũng đã không còn. Các con muốn nghe chứ?
Đàn hổ con đồng thanh đáp:
- Có ạ, có ạ, mẹ kể đi.
Đàn hổ con ngồi im lặng, nhìn mẹ. Hổ mẹ bắt đầu kể giọng bồi hồi xúc động.
Các con biết không cách đây hai mươi năm về trước, mẹ đã mang thai các con, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng mẹ đau quằn quại, những cơn đau co thắt làm mẹ tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm tới đêm.
Bố các con cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp mẹ cho được. Thế rồi trong cơn đau mẹ chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu. Chỉ có loài người mới giúp mẹ qua được cơn nguy này. Thế là mẹ liền kêu bố các con đi tìm đến loại người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đỡ Trần đỡ để cho người rất giỏi. Bố các con liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp bố các con vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà mẹ đang lăn lộn vì đau đớn, cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại nghĩ rằng sẽ bị ăn thịt. Các con biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.
Cha các con hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn mẹ trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hòa với nước suối cho mẹ uống, lại còn xoa bụng cho mẹ nữa, nằm sụp xuống. Để cám ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, bố vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần, cũng hiểu tấm lòng của bố các con. Cảm phục bà Trần, bố các con còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi có đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cám ơn mới quay về.
Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia đình bà Trần đã qua nạn đói. Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ mẹ lại nói tiếp: đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các con có muốn nghe nữa không?
Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!
Hổ mẹ tiếp tục kể:
Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người – một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây nêu to: “Cổ họng người đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của mẹ. Bác hổ liếm mép, nhìn người hiệu cám ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.
Các con thấy không, loài hổ chúng ta và con người cũng rất có tình, có nghĩa với nhau đấy chứ. Kể chuyện cho các con nghe mẹ muốn các con phải biết ơn, nhớ ơn người đã giúp mình và nếu có cơ hội, các con hãy thay cha mẹ trả ơn họ nhé.
Bài mẫu 3
Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện “Con hổ có nghĩa”. Chả là đã lâu lắm rồi, ở vùng này một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đêm qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó không ăn thịt. Người làng phỉa đợi đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua…
Đêm ây tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dậy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngõ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng dậy đi ra nhưng lần vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực, rất to đang phóng thẳng về phía mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kĩ, tôi thấy con hổ cái đàn kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ dằn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiện ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hòa vào nước cho con hổ cái uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. Hổ đực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con.
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây cục bạc khá to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật gật cái đầu rồi quay lưng đi trước. Trong đêm tôi, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng.
Chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Bài 3. Những góc nhìn văn chương
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Unit 6. Education
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7