Phần I
KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1 (trang 72 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu) (SGK trang 109).
Trả lời:
Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
Khởi ngữ | Thành phần biệt lập | |||
Tình thái | Cảm thán | Gọi-đáp | Phụ chú | |
Điều này | Dường như | Vất vả quá | Thưa ông | Những người con gái... nhìn ta như vậy |
Câu 2 (trang 73 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
Trả lời:
Truyện ngắn Bến quê (in trong tập truyện Bến quê xuất bản năm 1985) là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Viết thiên truyện này, nhà văn đã gửi gắm những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc của mình về con người và cuộc đời. Với bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu tượng, tạo dựng tình huống độc đáo, lối trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật, chắc chắn tác phẩm sẽ còn đọng mãi trong lòng những người yêu vẻ đẹp văn chương, thích thú với những tìm tòi, thử nghiệm mới mẻ.
Chú thích:
- Khởi ngữ: phần in đậm.
- Thành phần tình thái: phần gạch chân.
Phần II
LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
Câu 1 - 2 (trang 73 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
Trả lời:
Biện pháp liên kết | ||||
Ngữ liệu | Lặp từ ngữ | Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng | Thế | Nối |
Đoạn a |
| Mưa - mưa đá - tiếng lanh canh - gió |
| Nhưng, nhưng rồi, và |
Đoạn b | Cô bé |
| Cô bé - nó |
|
Đoạn c |
| Bất bình - khinh bỉ - cười kháy - Pháp - Nã Phá Luân - Mĩ - Hoa Thịnh Đốn | Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa - thế |
|
Câu 3 (trang 74 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
Trả lời:
- Liên kết nội dung:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.
+ Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện
+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện
- Liên kết hình thức:
+ Bến quê - truyện: đồng nghĩa
+ Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ
+ Tất cả, anh: thế
+ Nhà văn - Bến quê: liên tưởng
- Trình tự sắp xếp câu hợp lí (logic)
Phần III
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý
Câu 1 (trang 75 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Đọc truyện cười sau đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
Trả lời:
Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.
Câu 2 (trang 75 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2). Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
Trả lời:
a) Từ câu in đậm, có thế hiểu:
- Đội bóng huyện chơi không hay.
- Tôi không muốn có ý kiến về việc này.
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ).
b) Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý nói thiếu (vi phạm phương châm về lượng; có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.
Đề thi vào 10 môn Văn Long An
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Unit 4: Life in the past
Đề thi giữa kì 2
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân