Bỏ túi cách lên sơ đồ, dàn bài để phân tích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
Phân tích Đoàn thuyền đánh cá - Một trong những đề văn xuất hiện khá nhiều trong các kỳ thi lên Trung học phổ thông trong những năm gần đây. Không chỉ là tác phẩm hay mà tác giả của bài thơ Huy Cận cũng là cây bút gội cội trong làng thơ Việt Nam.
Tuy nhiên, nỗi sợ phân tích thơ luôn khiến nhiều em học sinh ghét khi thi vào đề “phân tích Đoàn thuyền đánh cá”. Trên thực tế, nỗi sợ này là do các em chưa nắm bắt được cách lập dàn ý, xây dựng sơ đồ tư duy để làm bài.
Hãy để cô giải quyết nỗi sợ này giúp các em với những thông tin về cách lên sơ đồ, dàn bài để phân tích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận ngay sau đây nhé!
Đôi nét về tác giả - tác phẩm
Trước khi bắt tay vào phân tích tác phẩm, việc đầu tiên là các em hãy hệ thống lại các thông tin về tác giả tác phẩm. Phần này không cần quá nhiều thông tin chi tiết. Chỉ cần đưa ra những thông tin chính. Bao gồm:
- Tác giả: Huy Cận (1919-2005) - Cù Huy Cận, cây bút nổi tiếng trong phong trào thơ hiện đại của Việt Nam. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn trong phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng”. Tinh thần sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạn. Trước cách mạng, phong cách thơ âu sầu, ảo não. Sau cách mạng, giọng thơ biến chuyển tươi vui hơn
- Đoàn thuyền đánh cá - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách của tác giả sau cách mạng. Nội dung chính là tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện qua hình ảnh người dân hăng say lao động.
Cách lên sơ đồ phân tích Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn
Tiếp theo, cô cần các em lập sơ đồ, phân tích từng phần trong bài thơ để có thể lập dàn ý và phân tích nhanh và đầy đủ hơn. Nhiều em sợ phân tích bài thơ này bởi việc không biết phân tách ý và lập sơ đồ tác phẩm.
Phân tích Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận nên chia thành 3 phần để viết. Bao gồm:
- Phần 1 (2 khổ đầu): Hình ảnh người lao động bắt đầu ngày mới, đoàn đánh cá ra khơi
- Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Những hình ảnh đẹp nhất về bài ca lao động của những con người trong thời đại mới - Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển
- Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về
Dàn bài phân tích Đoàn thuyền đánh cá
Dựa vào sơ đồ ở trên và những thông tin ở phần 1, các em có thể bắt tay vào lập dàn ý cho bài viết phân tích Đoàn thuyền đánh cá. Bước này chỉ tốn 5 - 10 phút trước khi viết bài nếu các em đã nắm bắt được tất cả các thông tin được chia sẻ ở trên.
Dàn ý phân tích tác phẩm nên lập ngắn gọn, đủ ý. Không xa đà vào viết phân tích quá sâu. Các em chỉ cần nêu ý chính, nắm bắt lại các biện pháp tu từ được sử dụng trong từng phần là được. Một cách lập dàn ý cụ thể như sau:
MỞ BÀI
Đưa ra các thông tin khái quát về tác giả - tác phẩm.Có thể sử dụng các thông tin ở phần I.
Ví dụ: Huy Cận - Một trong những tên tuổi nổi bật trong phong trào thơ hiện đại của nước ta. Ông luôn được giới phê bình đánh giá cao bởi khả năng biến hóa giọng viết linh hoạt trước và sau cách mạng. Đoàn thuyền đánh cá - Tác phẩm tiêu biểu cho thấy sự chuyển mình thành công của Huy Cận sau cách mạng. Mang đến những năng lượng tích cực cho độc giả, đến nay bài thơ này của ông vẫn là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất mọi thời đại.
THÂN BÀI
Giới thiệu khái quát về nội dung chính của tác phẩm, nhắc nhở người đọc tìm thấy mạch thơ được chia làm 3 phần và phân tích từng phần 1.
Phần 1. Khổ 1 + 2
Hình ảnh ngư dân bắt đầu một ngày mới trong ánh hoàng hôn. Trạng thái con người hăng hái sức lực, năng lượng khi vạn vật vũ trụ bước vào thời gian nghỉ ngơi. Chú ý phân tích:
- Khổ 1: Tập trung vào hình ảnh thơ, biện pháp sử dụng so sánh và ẩn dụ “câu hát căng buồm”
- Khổ 2: So sánh “cá thu biển đông như đoàn thoi”, Ẩn dụ, nhân hóa “đêm ngày dệt biển”
Phần 2: Khổ 3 + 4 + 5 + 6
Tác giả tập trung vào hình ảnh của con người khi bước vào trạng thái tập trung làm việc. Các ý cần phải có trong bài:
- Khổ 3: Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng”- ẩn dụ: “lái gió buồm trăng” - Nổi bật nên sức vóc con người trước thiên nhiên. Biện pháp Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận”-
- Khổ 4: Liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé kết hợp cùng nhân hóa “Cái đuôi em quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc và so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”:
- Khổ 5: So sánh biển với lòng mẹ, cùng các từ ngữ miêu tả thiên nhiên đẹp và thân thiện
- Khổ 6: Bút pháp lãng mạn
Phần 3. Khổ cuối
Hình ảnh kết thúc một ngày làm việc bội thu của ngư dân. Thiên nhiên cũng trở nên lãng mạn hài hòa hơn để chúc mừng con người.
- Tập trung vào bút pháp tác giả cùng từ láy “huy hoàng”
KẾT BÀI
Tổng kết lại nội dung chính và nhắc đến bút pháp tài năng của tác giả.
Ví dụ: Chỉ với vài nét bút miêu tả lãng mạn cùng giọng văn chân thực Huy Cận đã vẽ lên trước mắt người đọc cả một khung cảnh lao động làm việc hoành tráng. Qua đó, ta cũng có thể cảm nhận được lòng yêu mến thiên nhiên, yêu mến quê hương, con người Việt của tác giả. Đoàn thuyền đánh cá đã trở thành bài ca của những con người tự hào về quê hương, dân tộc.
Một số đề thi về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá học sinh giỏi
Hiện nay, bài thơ này cũng rất hay xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi. Cách ra đề cũng khá linh hoạt. 3 dạng đề liên quan đến tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá hay được đưa ra nhất bao gồm:
Phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá khổ 1 2
Đây là đoạn thơ khá hay, với nhiều biện pháp tu từ để phân tích. Khổ 1 và 2 trong bài thơ cũng có thể liên hệ mở rộng để viết nên rất hay được chọn vào đề thi.
Khi làm đề thi này các em cần nhắc đến phần cuối của bài thơ sau khi phân tích sau. Chú ý chỉ nhắc đến chứ không tập trung phân tích.
Phân tích Đoàn thuyền đánh cá khổ 3, 4, 5
Ngoài đề thi vào khổ 1, 2 thì phần 2 của tác phẩm (khổ 3, 4, 5) cũng rất hay được chọn cho và đề thi. Phần này tuy không có nhiều biện pháp tu từ, song lại thể hiện rõ nét nhất bút pháp lãng mạn của Huy Cận.
Khi làm đề thi này, ngoài việc nhắc nhẹ đến nội dung phần 1, 2, các em cần tập trung vào bút pháp tác giả. Chú ý đến cách mà nhà thơ chuyển mình từ giọng thơ trước cách mạng sang giọng vui tươi sau cách mạng. Phần này sẽ giúp các em ghi được điểm cao hơn nhé.
Liên hệ mở rộng bài Đoàn thuyền đánh cá
Một đề thi khác cũng rất hay ra trong các kỳ thi học sinh giỏi là việc liên hệ với các tác phẩm cùng chủ đề: tình yêu quê hương đất nước. Gặp đề này, cách đề làm là các em hãy phân tích theo 2 mục: điểm chung và riêng.
- Điểm chung của các tác phẩm: tình yêu quê hương đất nước. Lấy dẫn chứng trong từng bài.
- Điểm riêng: cách thể hiện, giọng văn tác giả…
Kết luận
Phân tích Đoàn thuyền đánh cá không hề khó phải không nào.Thay vì học những quyển sách dày cộp hay bài văn mẫu dài lê thê. Chỉ cần các em ghi nhớ những kiến thức mà cô chia sẻ ở trên thì gặp đề nào về Đoàn thuyền đánh cá đều có thể giải quyết.
Văn học không hề nhàm chán. Nhàm chán là khi các em chưa gặp đúng người thầy.
Hãy theo dõi cô để cùng học Văn một cách khoa học và thú vị nhé.