1. Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (trích - Kim Lân)
2. Đọc hiểu văn bản: Chí Phèo (Trích - Nam Cao)
3. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
5. Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
6. Củng cố, mở rộng trang 48
7. Thực hành đọc: Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)
1. Đọc hiểu văn bản: Nhớ đồng (Tố Hữu)
2. Đọc hiểu văn bản: Tràng giang (Huy Cận)
3. Đọc hiểu văn bản: Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
7. Củng cố, mở rộng trang 73
8. Thực hành đọc: Thời gian (Văn Cao)
1. Đọc hiểu văn bản: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
2. Đọc hiểu văn bản: Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh - Martin Luther King
3. Đọc hiểu văn bản: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 - Hoài Thanh)
4. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
5. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
7. Củng cố, mở rộng trang 97
8. Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật - Thái Bá Vân)
1. Đọc hiểu văn bản: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)
2. Đọc hiểu văn bản: Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây - Cao Bá Quát)
3. Đọc hiểu văn bản: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
4. Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
5. Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
6. Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
7. Củng cố, mở rộng trang 122
8. Thực hành đọc: Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm - chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)
1. Đọc hiểu văn bản: Sống, hay không sống - đó là vấn đề (Trích Hăm-lét - Hamlet, Uy-li-am Sếch-xpia - William Shakespeare)
2. Đọc hiểu văn bản: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
3. Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
4. Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
5. Củng cố, mở rộng trang 151
6. Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng (Trích - Ét-sin - Eschyle)
Nội dung câu hỏi:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.
Phương pháp giải:
- Dựa vào những kiến thức đã được gợi mở về bài thơ ở phần trên để đưa ra cảm nhận của em.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Huyền diệu được trích trong tập Thơ thơ của thi sĩ Xuân Diệu. Đây được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Bài thơ vẽ ra một khung cảnh huyền ảo, thơ mộng đúng như nhan đề “huyền diệu” mọi thứ được nhìn qua lăng kính hư ảo, cái nhìn đầy say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của tạo hoá và cuộc sống. Mở đầu bài thơ là một lời mời gọi đầy ân cần, tha thiết. Nhân vật trữ tình cất tiếng nói ở đây chính là nhà thơ, người như đang mời gọi “em” trong tâm tưởng hãy mở rộng lòng mình, đánh thức mọi giác quan để lắng nghe “khúc nhạc thơm”. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ “thơm” thể hiện cái nhìn say sưa và những cảm nhận tinh tế, trọn vẹn của thi nhân trước vẻ đẹp của khúc nhạc. Khúc nhạc thơm tức là không chỉ hay mà còn lắng đọng, thấm nhuần vào trong tâm hồn của thi sĩ. Thế nên thi sĩ mới cảm nhận lắng nghe khúc nhạc thơm ấy khiến cho tâm hồn như say, đảo điên như con người thưởng thức chén rượu giao bôi của đêm tân hôn. Phép so sánh như tầng bậc “say người như rượu tối tân hôn”, “như hương thâm tận qua xương tuỷ” là cách so sánh cực tả để thể hiện trọn vẹn sự say sưa và ngây ngất trước âm điệu đặc biệt của tiếng đàn. Những câu thơ tiếp theo tiếp tục đặc tả âm thanh của tiếng đàn huyền diệu cất lên. Thi sĩ khuyên hãy dùng “tâm thế” đặc biệt để cảm nhận trọn vẹn âm thanh của tiếng đàn bằng cách: buông hồn để hồn du lãng, nhập vào tiếng đàn ấy, hãy “ngừng cả hơi thở lại” để xem trong bản nhạc ấy những bông hoa đẹp đang khoe sắc, tận hưởng cả hương thơm ngào ngạt. Cảm nhận âm thanh của tiếng đàn với thi sĩ không chỉ bằng đôi tai mà bằng cả chiếc mũi, bằng cả đôi tay và bằng cả tâm hồn. Để hồn lìa thoát xác du dương theo nhạc điệu trầm bổng của khúc nhạc huyền diệu. Lúc ấy con người sẽ sống trọn vẹn và cảm nhận được những gì tuyệt vời nhất của âm thanh mà tiếng đàn mang lại. Có thể thấy khát khao cảm nhận, chinh phục, tận hưởng trọn vẹn âm thanh của tiếng đàn, tiếng nhạc với Xuân Diệu thật mãnh liệt, khác người. Với nhà thơ việc lắng nghe thôi dường như chưa đủ thi sĩ muốn thính giả phải hoà nhập cả tâm hồn trong đó, thậm chí uống cả lời thơ để tan trong khúc nhạc, có như vậy mới cảm nhận được những gì tinh túy nhất của âm thanh. Cách cảm nhận táo bạo độc đáo này trước Xuân Diệu, sau Xuân Diệu chưa có nhà thơ nào có thể thể hiện được. Vậy âm thanh huyền diệu trong tiếng đàn của Xuân Diệu có gì? Đó là có giọng suối, lời chim, có hoa, có hương thơm… bản nhạc ấy từ đâu ra mà độc đáo đến vậy? Rất có thể đó không chỉ là bản nhạc được gảy ra từ một đôi tay tài hoa nào đó mà là bản nhạc trong tâm hồn, tư tưởng, là bản nhạc trong tâm tưởng của nhà thơ. Huyền diệu lắng đọng trong tâm hồn người đọc những âm thanh tuyệt diệu, mơ màng của tiếng đàn. Nhưng ấn tượng hơn cả là thái độ, cách thưởng thức đầy độc đáo và trân trọng của thi nhân trước âm thanh quyến rũ ấy của cuộc đời. Với thể thơ 7 chữ nhưng sử dụng ngôn từ sáng tạo, bài thơ xứng đáng được mệnh danh là bài thơ xuất sắc nhất trong tập thơ “Thơ thơ” của Xuân Diệu.
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Unit 2: Vietnam and ASEAN
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
Chương 2: Nitrogen và sulfur
HÌNH HỌC- TOÁN 11 NÂNG CAO
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11