1. Văn bản 1: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
2. Văn bản 2: Nhớ đồng (Tố Hữu)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)
4. Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp (Lý Hữu Lương)
6. Viết: Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
7. Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
8. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
9. Ôn tập bài 1
1. Văn bản 1: Bạn đã biết gì về sóng thần?
2. Văn bản 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
3. Đọc kết nối chủ điểm: Mưa xuân II (Nguyễn Bính)
4. Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp)
6. Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
7. Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
8. Ôn tập bài 2
1. Văn bản 1: Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tô)
2. Văn bản 2: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
4. Thực hành tiếng Việt: từ Hán Việt
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI (Chương Thâu)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 3
1. Văn bản 1, 2: Vắt cổ chày ra nước - May không đi giày
2. Văn bản 3, 4: Khoe của - Con rắn vuông
3. Đọc kết nối chủ điểm: Tiếng cười có lợi ích gì? (Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn)
4. Thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường mình, nghĩa hàm ẩn của câu - Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Văn hay
6. Viết: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
7. Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống
8. Ôn tập bài 4
1. Văn bản 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)
2. Văn bản 2: Cái chúc thư (Vũ Đình Long)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Loại vi trùng quý hiếm (A-zít Nê-xin)
4. Thực hành tiếng Việt: Trợ từ và thán từ
5. Đọc mở rộng theo thể loại: "Thuyền trưởng tàu viễn dương" (Lưu Quang Vũ)
6. Viết: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 5
1. Nội dung câu hỏi
Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
2. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức xây dựng văn bản thuyết minh.
3. Lời giải chi tiết
Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.
Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.
Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.
Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ' Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.
Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.
Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.
Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.
Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.
Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Phần Địa lí
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Bài 8
Bài 20
Unit 4. The material world
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8