1. Văn bản 1: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
2. Văn bản 2: Nhớ đồng (Tố Hữu)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)
4. Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp (Lý Hữu Lương)
6. Viết: Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
7. Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
8. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
9. Ôn tập bài 1
1. Văn bản 1: Bạn đã biết gì về sóng thần?
2. Văn bản 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
3. Đọc kết nối chủ điểm: Mưa xuân II (Nguyễn Bính)
4. Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp)
6. Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
7. Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
8. Ôn tập bài 2
1. Văn bản 1: Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tô)
2. Văn bản 2: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
4. Thực hành tiếng Việt: từ Hán Việt
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI (Chương Thâu)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 3
1. Văn bản 1, 2: Vắt cổ chày ra nước - May không đi giày
2. Văn bản 3, 4: Khoe của - Con rắn vuông
3. Đọc kết nối chủ điểm: Tiếng cười có lợi ích gì? (Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn)
4. Thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường mình, nghĩa hàm ẩn của câu - Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Văn hay
6. Viết: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
7. Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống
8. Ôn tập bài 4
1. Văn bản 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)
2. Văn bản 2: Cái chúc thư (Vũ Đình Long)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Loại vi trùng quý hiếm (A-zít Nê-xin)
4. Thực hành tiếng Việt: Trợ từ và thán từ
5. Đọc mở rộng theo thể loại: "Thuyền trưởng tàu viễn dương" (Lưu Quang Vũ)
6. Viết: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 5
1. Nội dung câu hỏi
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.
2. Phương pháp giải
Vận dụng kĩ năng nói và nghe.
3. Lời giải chi tiết
Hiện nay, khi mà cuộc sống con người ngày một phát triển và đủ đầy hơn, con người lại càng sống ỉ lại, sống ích kỉ với những người xung quanh nhiều hơn. Thói vô trách nhiệm dần dần ăn sâu vào nếp sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đem lại những hậu quả vô cùng khôn lường.
Vô trách nhiệm chính là cách con người sống thờ ơ, ỷ lại vào người khác. Họ mặc nhiên cho rằng mọi việc xung quanh họ sẽ có những người khác giải quyết mà không cần đến mình. Thiếu trách nhiệm ở đây không chỉ là với xã hội xung quanh mà còn thiếu trách nhiệm với chính bản thân họ. Nói cách khác, đây là thái độ sống trái ngược với lối sống trách nhiệm, sống hết mình với bản thân cũng như xã hội. Luôn sẵn sàng trong những công việc khi ai đó cần tới sự giúp đỡ.
Một thực trạng đáng buồn rằng hiện nay thói vô trách nhiệm đang lan nhanh như một bệnh dịch khó kiểm soát, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó có rất nhiều biểu hiện khác nhau như: họ chỉ nghĩ tới những lợi ích nhỏ mọn của cá nhân mà không quan tâm tới lợi ích chung. Sống ỷ lại, luôn nhờ cậy những người xung quanh. Bàng quang với cuộc sống, không quan tâm tới những vấn đề xã hội không liên quan tới lợi ích bản thân. Thậm chí, dù việc đó có liên quan tới họ thì họ cũng sẽ trông chờ vào sự giúp đỡ của một người khác. Không chịu nhận lỗi sai hay trách nhiệm về bản thân khi có chuyện gì xảy ra…
Có người đã từng nói đại ý rằng: Thói vô trách nhiệm giống như một loại axit đang dần ăn mòn cuộc sống của con người. Thật vậy, thói vô trách nhiệm của con người không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới toàn xã hội. Với bản thân những người sống vô trách nhiệm, họ sẽ bị chính thói vô trách nhiệm của mình làm cho vô cảm. Họ cứ mãi bàng quang với cuộc sống như vậy thì đến một ngày nào đó họ sẽ tự tách chính mình ra khỏi sự gắn kết của cộng đồng, trở thành những kẻ sống ngoài xã hội, lạc hậu và cô đơn. Những con người sống vô trách nhiệm vô hình chung sẽ tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Và hãy thử tưởng tượng xem một xã hội với toàn những con người vô trách nhiệm, sống ý lại và thiếu ý thức tập thể thì xã hội ấy có thể phát triển được hay không? Rồi con người sống với nhau như những cỗ máy, không cảm xúc, không giúp đỡ. Cả xã hội tan ra như những mảnh ghép rời rạc không liên kết. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đạo lý “tương thân tương ái”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc ta từ ngàn xưa.
Vậy, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh vô cảm này do đâu? Một trong những nguyên nhân có thể kể đến chính là sự phát triển tới chóng mặt của xã hội khiến con người bị cuốn vào những vòng xoáy của tiền tài, danh vọng, ăn chơi, hưởng thụ không thể dứt ra. Nó vô tình biến con người mất đi mối quan tâm tới những thứ khác. Bên cạnh đó, gia đình cũng nuông chiều con cái một cách thái quá khiến chúng có thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Ngoài ra, những tác nhân xấu bên ngoài như mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành lối sống vô trách nhiệm.
Từ chính những hậu quả cũng như nguyên nhân trên, chúng ta phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Phương pháp hiệu quả nhất xuất phát từ bản thân mỗi con người. Chúng ta phải có nhận thức được lối sống đúng đắn, chan hòa với mọi người cũng như trách nhiệm với bản thân và xã hội. Bố mẹ và nhà trường cần định hướng con cái lối sống lành mạnh, cởi mở và có ý thức trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người hãy là một tấm gương người tốt, việc tốt để chính bản thân mình cũng như những người xung quanh học hỏi và phấn đấu…
Cuộc sống càng phát triển thì con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn, thử thách. Nhưng đừng để những khó khăn ấy làm thay đổi con người bạn mà hãy sống bản lĩnh, sống trách nhiệm và yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh. Có như vậy, bệnh vô trách nhiệm sẽ chẳng thể lây lan đi đâu được nữa.
Welcome back
Test yourself 2
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Chương 3. An toàn điện
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8