Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Đề bài
Tại sao nói: “Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân"?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại
2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải chi tiết
Nói: “Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân, vì:
- Tháng 9 - 1930, phong trào dâng cao ở một số nơi ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.
- Sau khi nắm chính quyền, Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, đưa ra những chính sách tiến bộ trên các mặt:
+ Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
+ Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
+ Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; Trật tự trị an giữ vững, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
=> Những chính sách này đã mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên của nước ta.
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Văn biểu cảm
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 5 - Hóa học 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 9