Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Đề bài
Câu 1. Hãy cho biết hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)
Câu 2. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ?
Câu 3. Trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh". Nêu thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Lời giải câu 1:
Đề bài:
Hãy cho biết hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Phương pháp:
Xem lại mục
2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)
Giải chi tiết:
Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)
- Hoàn cảnh:
+ Đạo luật 10-59, chiến dịch “tố cộng", “diệt cộng", sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật" của Mĩ-Diệm đã làm cách mạng bị tổn thất nặng nề.
+ Đầu năm 1959, nghị quyết 15 của trung ương Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
- Diễn biến:
+ Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quân chúng từ lẻ tẻ ở từng địa phương: Bác Ái (2-1959), Trà Bông (8-1959) ở Quảng Ngãi đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng bằng cuộc “Đồng khởi” với cuộc nổi dậy tiêu biểu ở Bến Tre (17-1-1960).
+ Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
- Ý nghĩa:
+ Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+ Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, nhằm tập hợp rộng rãi quần chủng tiến hành đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.
Lời giải câu 2:
Đề bài:
Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ?
Phương pháp:
Xem lại kiến thức đã học về 2 chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ
Giải chi tiết:
* Điểm giống:
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
* Điểm khác:
- Về lực lượng tham chiến chính:
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
- Về địa bàn diễn ra:
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
- Về thủ đoạn cơ bản:
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
- Về tính chất ác liệt:
+ Chiến tranh đặc biệt: không ác liệt bằng.
+ Chiến tranh cục bộ: ác liệt hơn. Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam.
Lời giải câu 3:
Đề bài:
Trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh". Nêu thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
Giải chi tiết:
Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh":
- Âm mưu:
+ Thực hiện bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hỏa lực, hậu cần của Mĩ và cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Quân Mĩ và quân Đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm một phần xương máu của người Mĩ trên chiến trường. Đồng thời tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu: "Dùng người Việt đánh người Việt".
- Thủ đoạn:
+ Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), Lào (1971) nhằm chia rẽ khối đoàn kết của ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.
+ Sử dụng thủ đoạn ngoại giao như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
- Trên mặt trận chính trị – ngoại giao.
+ Sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969). Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, đã được 23 nước trên thế giới công nhận, trong đó có 21 nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao.
+ Trên khắp các đô thị miền Nam, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt là tại Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào của học sinh, sinh viên diễn ra rất rầm rộ, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham gia.
Tại các vùng nông thôn, phong trào “phá ấp chiến lược”, chống “bình định nông thôn” diễn ra rất quyết liệt. Đến đầu năm 1971, cách mạng đã giành quyền làm chủ thêm 3.600 “ấp chiến lược” với hơn 3 triệu dân.
- Trên mặt trận quân sự.
+ Đập tan âm mưu mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
+ Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ – Ngụy.
+ Ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Bài 27
Đề thi vào 10 môn Toán An Giang
Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số