Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Đề bài
Tóm tắt mục đích, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
1. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Lời giải chi tiết
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
* Nguyên nhân và mục đích:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
- Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
- Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương…
* Nội dung:
- Về kinh tế - tài chính:
Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triền mới. Nổi bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ.
+ Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
+ Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than.
+ Công nghiệp: Chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
+ Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế.
+ Giao thông vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
+ Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chi huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
- Về chính trị:
+ Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết.
+ Cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu…
- Về văn hoá giáo dục:
+ Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.
+ Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Văn Tuyên Quang
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ