Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1
Mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve là:
A. "khóa cửa biên giới Việt – Trung"
B. tấn công xóa bỏ địa căn cứ Việt Bắc của ta
C. giành thắng lợi trên chiến trường chính Bắc Bộ
D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi cho Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
Lời giải chi tiết:
Với viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm “khóa cửa biên giới Việt - Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và “cô lập căn cứ địa Việt Bắc” với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV , thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La).
Chọn A
Câu 2
Trận đánh mở màn cho chiến dịch Biên Giới của quân ta là ở
A. Đông Khê
B. Thất Khê
C. Lạng Sơn
D. Cao Bằng
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
Lời giải chi tiết:
Với lực lượng áp đảo, quân ta tiêu diệt Đông Khê (sáng 18-9), uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập: hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
Chọn A
Câu 3
Trong chiến dịch Biên Giới, hành lang Đông – Tây của địch bị quân ta chọc thủng ở
A. Hải Phòng
B. Hà Nội
C. Hoà Bình
D. Sơn La
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
Lời giải chi tiết:
Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới (từ ngày 16 - 9 đến 22 - 10 - 1950), quân dân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông - Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình. Thế bao vây cả trong lần ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.
Chọn C
Câu 4
Ý nghĩa chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 là
A. Tạo điều kiện cho chiến dịch tiến công địch ở Tây Nguyên giành thắng lợi
B. Chứng tỏ quân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường
C. Buộc Pháp phải sớm nghĩ đến việc kí kết hiệp định rút quân khỏi Đông Dương
D. Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
Phương pháp giải:
Xem lại mục
I. Chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950
Lời giải chi tiết:
Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới (từ ngày 16-9 đến 22 - 10 - 1950), quân dân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông - Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản. Quân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Chọn B
Câu 5
Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, với sự giúp đỡ ngày càng tăng của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới đó là
A. Kế hoạch phong thủ chung Đông Dương Pháp – Mĩ
B. Kế hoạch Đác-giăng-li-ơ
C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi
D. Kế hoạch Nava
Phương pháp giải:
Xem lại mục
II. Âm mưu xâm lược đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
Lời giải chi tiết:
Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi được đề ra tháng 12 - 1950 nhằm thực hiện âm mưu đó. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
Chọn C
Câu 6
Một trong những quyết định quan trọng của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) là
A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam
B. Quyết định Đảng vẫn hoạt động bí mật
C. Vẫn duy trì Đảng Cộng Sản Đông Dương để tạo cơ sở cho việc xây dựng một Đảng riêng ở Lào và Campuchia, phù hợp với điều kiện mỗi nước
D. Xây dựng chi bộ cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia, là cơ sở thành lập Đảng cộng sản riêng ở hai nước này.
Phương pháp giải:
Xem lại mục III.
Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
Lời giải chi tiết:
Về chính trị, ngày 3-3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp Đại hội I, đại biểu đã quyết định thống nhất hai tổ chức thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao đông Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự Đại hội.
Chọn A
Bài 21
Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái
CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Trị