B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Bài 1 trang 47 SBT sử 9

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11

Câu 1

Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương nhằm mục đích?

A. Phát triển nền kinh tế TBCN ở Đông Dương

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra

C. Tiếp tục chương trình khai thác lần thứ nhất bị gián đoạn vì chiến tranh 

D. Gồm cả A, B và C

Phương pháp giải:

Xem lại mục

I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp


Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

Chọn B

Câu 2

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân pháp đầu tư nhiều nhất vào các ngành

A. Nông nghiệp, khai mỏ

B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp

C. Công nghiệp nặng, giao thông vận tải

D. Giao thông vận tải, nông nghiệp, khai mỏ

Phương pháp giải:

Xem lại mục

I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp


Lời giải chi tiết:

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân pháp đầu tư nhiều nhất vào các ngành nông nghiệp và khai mỏ.

Chọn A

Câu 3

Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp so với lần thứ nhất có nhiều điểm không thay đổi, ngoại trừ:

A. Hạn chế phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng).

B. Thông qua việc đánh thuế để tăng cường vơ vét, bóc lột tiền của nhân dân ta.

C. Ra sức cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng.

D. Lập Ngân hàng Đông Dương - đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp - nắm quyền điều khiển nền kinh tế.

Phương pháp giải:

Xem lại mục

Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp


Lời giải chi tiết:

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi:

- Hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng;

- Ra sức cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng.

- Tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác.

Tuy nhiên, có điểm mới đó là: lập Ngân hàng Đông Dương - đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp - nắm quyền điều khiển nền kinh tế.

Chọn D

Câu 4

Với chính sách ”Chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành các kì với các chế độ chính trị khác nhau, cụ thể là: 
A. 2 kì: Bắc Kì - bảo hộ, Nam Kì - thuộc địa.

B. 3 kì: Bắc Kì - bảo hộ, Trung Kì - nửa bảo hộ và Nam Kì - thuộc địa.

C. 3 kì: Bắc Kì - thuộc địa, Trung Kì - bảo hộ, Nam Kì - nửa bảo hộ.

D. 5 kì: Bắc Kì, Cao Miên, Ai Lao - bảo hộ, Trung Kì - nửa bảo hộ và Nam Kì - thuộc địa.

Phương pháp giải:

Xem lại mục

2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục


Lời giải chi tiết:

Với chính sách ”Chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta thành các kì với các chế độ chính trị khác nhau: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ khác nhau; Bắc Kì - bảo hộ, Trung Kì - nửa bảo hộ và Nam Kì - thuộc địa.

Chọn B

Câu 5

Mục đích những thủ đoạn về chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. Nhằm củng cố bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam 

B. Nhằm khai hoá văn minh cho nhân dân Việt Nam

C. Nhằm củng cố bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, phục vụ cho chương trình khai thác

D. Nhằm tạo điều kiện cho việc thực thi chủ trương “ Pháp - Việt đề huề”.

Phương pháp giải:

Xem lại mục

2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục


Lời giải chi tiết:

Mục đích những thủ đoạn về chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam là nhằm củng cố bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, phục vụ cho chương trình khai thác.

Chọn C

Câu 6

Do tác động của cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp là 

A. địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân.

B. địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

D. đại chủ phong kiến, nông dân, tư sản dân tộc, công nhân.

Phương pháp giải:

Xem lại mục

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc gồm: địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Chọn B

Câu 7

Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là 

A. Công nhân               B. Nông dân

C. tiểu tư sản               D. tư sản

Phương pháp giải:

Xem lại mục

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải chi tiết:

Giai cấp nông dânChiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Chọn B

Câu 8

Giai cấp có nguồn gốc từ nông dân, từng bước vương lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

A. công nhân                    B. địa chủ 

C. tư sản                          D. tiểu tư sản 

Phương pháp giải:

Xem lại mục

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải chi tiết:

Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ nông dân, từng bước vương lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

- Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản nời Việt); Có quan hệ tự nhiên gẳn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga. => Đây là tầng lớp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng.

Chọn A

Câu 9

Giai cấp có số lượng không đông, thế lực kinh tế yếu, bị tư sản Pháp chèn ép, một số bộ phận quyền lợi gắn chặt với đế quốc; thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp với đế quốc khi được chúng nhượng bộ cho một số quyền lợi, đó là

A. công nhân                B. nông dân

C. tiểu tư sản                D. tư sản

Phương pháp giải:

Xem lại mục

3. Xã hội Vệt Nam phân hóa

Lời giải chi tiết:

Giai cấp có số lượng không đông, thế lực kinh tế yếu, bị tư sản Pháp chèn ép, một số bộ phận quyền lợi gắn chặt với đế quốc; thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp với đế quốc khi được chúng nhượng bộ cho một số quyền lợi, đó là giai cấp tư sản.

Chọn D

Câu 10

Trong giai cấp tiểu tư sản, một số bộ phận có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng, văn hoá tiến bộ, có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đó là

A. công nhân trong các cơ sở của chính quyền thực dân

B. bộ phận tri thức, sinh viên, học sinh 

C. những người buôn bán nhỏ ở các thành thị

D. những người thợ thủ công ở các thành thị

Phương pháp giải:

Xem lại mục

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải chi tiết:

Trong giai cấp tiểu tư sản, một số bộ phận có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng, văn hoá tiến bộ, có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đó là bộ phận tri thức, sinh viên, học sinh.

Chọn B

Câu 11

Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là 

A. giữa vô sản với tư sản 

B. giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp

C. giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Phương pháp giải:

Xem lại 

Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất


Lời giải chi tiết:

Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai. 

Chọn D

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved