Lý thuyết
* Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và nhân số nguyên để tính toán hợp lí.
* Thứ tự thực hiện phép tính:
+) Với biểu thức không có dấu ngoặc:
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi
đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
+) Với biểu thức có dấu ngoặc:
Ta thực hiện theo thứ tự: ( ) trước, rồi đến [ ], sau đó mới đến ngoặc { }
* Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
- Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc: a + ( b+ c – d) = a + b + c – d
- Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc: a – ( b + c – d) = a – b – c + d
* Phép trừ số nguyên: a – b = a + (-b)
* Phép nhân số nguyên: Hai số nguyên trái dấu thì có tích là số nguyên âm.
Hai số nguyên cùng dấu thì có tích là số nguyên dương.
Bài tập
Bài 1:
Tính bằng cách hợp lí:
a) 23 – 3584 + 77 + (-316)
b) 254 . (-4) . 2 . (-125)
c) 415 . (-32) – 32 . 584 – 32
Bài 2:
Tính giá trị biểu thức:
a) A = 1 - 2 + 3 – 4 +…+2021 – 2022
b) B = 22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023
Lời giải chi tiết:
Bài 1:
Tính bằng cách hợp lí:
a) 23 – 3584 + 77 + (-316)
b) 254 . (-4) . 2 . (-125)
c) 415 . (-32) – 32 . 584 – 32
Phương pháp
a) Nhóm các số hạng có tổng là số tròn chục, tròn trăm
b) Nhóm các thừa số có tích là số tròn chục, tròn trăm
c) Tính chất phân phối giữa phép nhân và phép cộng: a. b + a . c = a . (b + c)
Lời giải
a) 23 – 3584 + 77 + (-316)
= (23 + 77) – (3584 + 316)
= 100 – 3900
= - (3900 – 100)
= -3800.
b) 254 . (-4) . 2 . (-125)
= 254 . ( 4.2.125)
= 254 . 1000
= 254 000.
c) 415 . (-32) – 32 . 584 – 32
= 415 . (-32) + (-32) . 584 + (-32)
= (-32) . (415 + 584 + 1)
= (-32) . 1000
= - 32 000.
Bài 2:
Tính giá trị biểu thức:
a) A = 1 - 2 + 3 – 4 +…+2021 – 2022
b) B = 22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023
Phương pháp
a) Nhóm các số hạng 1 cách hợp lí
b) Bước 1: Tính 2.B
Bước 2: Tìm 3B = 2.B + B rồi suy ra B
Lời giải
a) A = 1 - 2 + 3 – 4 +…+2021 – 2022
= (1 – 2) + (3 – 4) +… + (2021 – 2022)
= (-1) + (-1) +… + (-1) ( 1011 số hạng)
= -1011.
b) B = 22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023
Ta có: 2.B = 2 . (22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023)
= 23 – 24 + 25 – 26 +…+ 22023 – 22024
Do đó, 2.B + B = (23 – 24 + 25 – 26 +…+ 22023 – 22024) + (22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023)
\( \Leftrightarrow \) 3B = 23 – 24 + 25 – 26 +…+ 22023 – 22024 + 22 – 23 + 24 – 25 + …+ 22022 – 22023
\( \Leftrightarrow \)3B = 22 – 22024
\( \Leftrightarrow B = \frac{{{2^2} - {2^{2024}}}}{3}\)
GIẢI ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chương 9: Dữ liệu và xác suất thực nghiệm
CHƯƠNG 2. GÓC – ĐƯỜNG TRÒN VÀ TAM GIÁC
Bài 10: Văn bản thông tin
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG - SBT
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6