Đề bài
Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trộn đều 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam CuO và cho vào ống nghiệm khô
+ Thêm 1 gam CuO để phủ kín hỗn hợp
+ Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuO lên phần trên của ống nghiệm
+ Lắp ống nghiệm như hình 4.1 trang 90 SGK hóa học 11
+ Đun hỗn hợp phản ứng.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỷ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5 gam hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí
+ Lắp dụng cụ như hình 5.2
+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn
+ Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa.
+ Dẫn dòng khí lần lượt vào dung dịch \(Br_2\) hoặc dung dịch thuốc tím. Quan sát hiện tượng.
Lời giải chi tiết
Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro
- Hiện tượng: (Các bạn nên quan sát hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11)
+ Nung nóng hỗn hợp, bột \(CuSO_4\) khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
+ Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch \(Ca(OH)_2\).
+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.
- Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:
Chất hữu cơ + \(CuO → CO_2 + H_2O\)
+ Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với \(CuSO_4\) khan tạo thành muối ngậm nước \(CuSO_4.5H_2O =>\) Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.
+ Khí \(CO_2\) tác dụng với \(Ca(OH)_2\) tạo thành kết tủa \(CaCO_3 =>\) Xác nhận có C (cacbon) có trong hợp chất cần nghiên cứu..
+ Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
- Hiện tượng:
+ Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, \(CH_4\) được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.
+ Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
+ Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch \(KMnO_4\) và nước brom, không có hiện tượng mất màu.
- Giải thích:
+ Đốt \(CH_4\) cháy tạo ra \(CO_2\) và \(H_2O\), tỏa nhiều nhiệt, \(CH_4\) cháy với ngọn lửa màu xanh
\(CH_4 + 2O_2 → CO_2 + H_2O\) (H = -890kJ)
+ \(CH_4\) không làm mất màu dung dịch \(KMnO_4\) và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.
Chương IV. Sản xuất cơ khí
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
Unit 7: Ecological systems
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Câu hỏi tự luyện Hóa 11
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11