Đề bài
Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trộn đều 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam CuO và cho vào ống nghiệm khô
+ Thêm 1 gam CuO để phủ kín hỗn hợp
+ Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuO lên phần trên của ống nghiệm
+ Lắp ống nghiệm như hình 4.1 trang 90 SGK hóa học 11
+ Đun hỗn hợp phản ứng.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỷ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5 gam hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí
+ Lắp dụng cụ như hình 5.2
+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn
+ Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra. Quan sát màu ngọn lửa.
+ Dẫn dòng khí lần lượt vào dung dịch \(Br_2\) hoặc dung dịch thuốc tím. Quan sát hiện tượng.
Lời giải chi tiết
Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro
- Hiện tượng: (Các bạn nên quan sát hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11)
+ Nung nóng hỗn hợp, bột \(CuSO_4\) khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
+ Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch \(Ca(OH)_2\).
+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.
- Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:
Chất hữu cơ + \(CuO → CO_2 + H_2O\)
+ Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với \(CuSO_4\) khan tạo thành muối ngậm nước \(CuSO_4.5H_2O =>\) Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.
+ Khí \(CO_2\) tác dụng với \(Ca(OH)_2\) tạo thành kết tủa \(CaCO_3 =>\) Xác nhận có C (cacbon) có trong hợp chất cần nghiên cứu..
+ Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử một tính chất của metan
- Hiện tượng:
+ Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, \(CH_4\) được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.
+ Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
+ Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch \(KMnO_4\) và nước brom, không có hiện tượng mất màu.
- Giải thích:
+ Đốt \(CH_4\) cháy tạo ra \(CO_2\) và \(H_2O\), tỏa nhiều nhiệt, \(CH_4\) cháy với ngọn lửa màu xanh
\(CH_4 + 2O_2 → CO_2 + H_2O\) (H = -890kJ)
+ \(CH_4\) không làm mất màu dung dịch \(KMnO_4\) và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
Chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân
Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu
Bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11