1. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
2. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
3. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
4. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
6. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Bài tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Luyện tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông góc tại A (AB < AC), đường cao AH. Vẽ HM vuông góc với AC tại M.
a) Chứng minh rằng \(A{H^2} = AM.AC\)
b) Chứng minh rằng AM.AC = HB.HC.
c) Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng HM tại I, vẽ In vuông góc với BC tại N. Chứng minh rằng \(\Delta HMN \sim \Delta HCI\) .
d) Gọi E là giao điểm của IN với AC, HE cắt IC ở F, biết AB = 12 cm, BC = 20 cm. Tính diện tích tam giác AMF.
Lời giải chi tiết
a) Xét ∆AHM và ∆AHC có: \(\widehat {HAM}\) (chung) và \(\widehat {AMH} = \widehat {AHC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta AHM \sim \Delta ACH(g.g)\)
\( \Rightarrow {{AH} \over {AC}} = {{AM} \over {AH}} \Rightarrow A{H^2} = AM.AC(1)\)
b) Xét ∆ABH và ∆AHC có: \(\widehat {AHB} = \widehat {AHC}( = 90^\circ )\)
Và \(\widehat {BAH} = \widehat {ACH}\) (cùng phụ với góc B)
Do đó \(\Delta ABH \sim \Delta CAH(g.g)\)
\( \Rightarrow {{AH} \over {CH}} = {{BH} \over {AH}} \Rightarrow A{H^2} = HB.HC(2)\)
Từ (1) và (2) suy ra AM.AC = HB.HC
c) Xét ∆HMC và ∆HNI có: \(\widehat {MHC}\) (chung) và \(\widehat {HMC} = \widehat {HNI}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta HMC \sim \Delta HNI(g.g)\)
\(\Rightarrow {{HM} \over {HN}} = {{HC} \over {HI}} \)
\(\Rightarrow {{HM} \over {HC}} = {{HN} \over {HI}}\)
Xét ∆HMN và ∆HCI có: \(\widehat {IHC}\) (chung), \({{HM} \over {HC}} = {{HN} \over {HI}}\) (chứng minh trên)
Do đó \(\Delta HMN \sim \Delta HCI(c.g.c)\)
d) ∆ABC vuông tại A \( \Rightarrow A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\) (định lí Py-ta-go)
Nên \(AC = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{20}^2} - {{12}^2}} = 16(cm)\)
Ta có \(AH.BC = AB.AC = ( = 2{S_{ABC}})\)
\(\Rightarrow AH = {{AB.AC} \over {BC}} = {{12.16} \over {20}} = {{48} \over 5}(cm)\)
Mà \(A{H^2} = AM.AC\) (câu a) nên \(AM = {{A{H^2}} \over {AC}} = {\left( {{{48} \over 5}} \right)^2}:16 = {{144} \over {25}}(cm)\)
\(CM = AC - AM = 16 - {{144} \over {25}} = {{256} \over {25}}(cm)\)
Ta có \(AB \bot AC(gt),HM \bot AC(gt) \Rightarrow AB//HM\)
Mà AI // BH (gt) => Tứ giác AIHB là hình bình hành
\( \Rightarrow IH = AB = 12cm,AI = BH\)
∆HAC vuông tại H \( \Rightarrow A{H^2} + H{C^2} = A{C^2}\) (định lí Py-ta-go)
Do đó \(HC = \sqrt {A{C^2} - A{H^2}} = \sqrt {{{16}^2} - {{\left( {{{48} \over 5}} \right)}^2}} = {{64} \over 5}(cm)\)
Tứ giác AHNI là hình chữ nhật \( \Rightarrow HN = AI = BH = BC - CH \)\(\,= 20 - {{64} \over 5} = {{36} \over 5}(cm)\)
Nên \(CN = CH - HN = {{64} \over 5} - {{36} \over 5} = {{28} \over 5}(cm)\)
Gọi T là giao điểm của HF vafAI, vẽ \(FG \bot AC\) tại G
∆EHN có IT // HN \( \Rightarrow {{IT} \over {HN}} = {{IE} \over {EN}}\)
∆ECN có AI // CN \( \Rightarrow {{AI} \over {CN}} = {{IE} \over {EN}}\)
Do đó \({{IT} \over {HN}} = {{AI} \over {CN}}\left( { = {{IE} \over {EN}}} \right)\)
\(\Rightarrow IT = {{AI.HN} \over {CN}} = \left( {{{36} \over 5}.{{36} \over 5}} \right):{{28} \over 5} = {{324} \over {35}}(cm)\)
∆IFT có HC // IF \( \Rightarrow {{CF} \over {IF}} = {{HC} \over {IT}}\)
Nên \({{CF} \over {IF}} = {{64} \over 5}:{{324} \over {35}} = {{112} \over {81}} \)
\(\Rightarrow {{CF} \over {IF + CF}} = {{112} \over {81 + 112}}\)
\(\Rightarrow {{CF} \over {CI}} = {{112} \over {193}}\)
∆MAI vuông tại M \( \Rightarrow A{M^2} + I{M^2} = A{I^2}\) (định lí Py-ta-go)
Do đó \(IM = \sqrt {A{I^2} - A{M^2}} \)\(\,= \sqrt {{{\left( {{{36} \over 5}} \right)}^2} - {{\left( {{{144} \over {25}}} \right)}^2}} = {{108} \over {25}}(cm)\)
Ta có \(FG \bot AC,IM \bot AC \Rightarrow FG//IM\)
∆GIM có FG // IM \( \Rightarrow {{FG} \over {IM}} = {{CF} \over {CI}}\)
\(\Rightarrow FG = {{CF} \over {CI}}.IM \)\(\,= {{112} \over {193}}.{{108} \over {25}} = {{12096} \over {4825}}(cm)\)
Do vậy \({S_{AMF}} = {1 \over 2}AM.FG \)\(\,= {1 \over 2}.{{144} \over {25}}.{{12096} \over {4825}} = {{870912} \over {120625}}(c{m^2})\)
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hóa học 8
Unit 8. Traditions of ethnic groups in Vietnam
Phần 3: Vật sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8
Phần Lịch sử
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8