1. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
2. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
3. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
4. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
6. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Bài tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Luyện tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Đề bài
Cho hình chữ nhật ABCD (AD<AB). Vẽ AH vuông góc với BD tại H.
a) Chứng minh rằng \(\Delta HAD \sim \Delta ABD\) .
b) Biết AB = 20 cm, AD = 15 cm. Tính độ dài các cạnh BD, AH.
c) Chứng minh rằng \(A{H^2} = HD.HB\) .
d) Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DE < AD. Vẽ EM vuông góc với BD tại M. EM cắt AB tại O. Vẽ AK vuông góc với BE tại K. vẽ AF vuông góc với OD tại F. Chứng minh ba điểm H, F, K thẳng hàng.
Lời giải chi tiết
a) Xét ∆HAD và ∆ABD có: \(\widehat {ADH}\) (chung) và \(\widehat {AHD} = \widehat {DAB}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta HAD \sim \Delta ABD(g.g)\)
b) ∆ABD vuông tại A có:
\(B{D^2} = A{B^2} + A{D^2}\) (định lí Py-ta-go)
\(\eqalign{ & \Rightarrow B{D^2} = {20^2} + {15^2} = 625\cr& \Rightarrow BD = 25(cm) \cr & \Delta HAD \sim \Delta ABD \Rightarrow {{HA} \over {AB}} = {{AD} \over {BD}} \cr & \Rightarrow {{HA} \over {20}} = {{15} \over {25}}\cr& \Rightarrow HA = {{20.15} \over {25}} = 12(cm) \cr} \)
c) Xét ∆ADH và ∆AHB có:
\(\widehat {AHD} = \widehat {AHB}( = 90^\circ )\) và \(\widehat {DAH} = \widehat {ABH}\) (cùng phụ với góc ADH)
Do đó \(\Delta ADH \sim \Delta BAH(g.g) \)
\(\Rightarrow {{AH} \over {BH}} = {{DH} \over {AH}} \)
\(\Rightarrow A{H^2} = HD.HB\)
d) Gọi N là giao điểm của OD và EB
∆EOB có EA, BM là hai đường cao cắt nhau tại D
=> D là trực tâm của tam giác EOB
=> ON là đường cao của tam giác EOB \( \Rightarrow ON \bot BE\)
Mà \(AK \bot BE \Rightarrow ON//AK\)
Xét ∆NOB có: ON // AK \( \Rightarrow {{BK} \over {BN}} = {{BA} \over {BO}}\) (định lí Thales)
Mặt khác \(AH \bot BM,OM \bot BM \Rightarrow AH//OM\)
Xét ∆MOB có: AH // OM \( \Rightarrow {{BH} \over {BM}} = {{BA} \over {BO}}\)
Xét ∆BMN có: \({{BK} \over {BN}} = {{BH} \over {BM}}\left( { = {{BA} \over {BO}}} \right) \Rightarrow HK//MN\) (định lí Thales đảo)
Xét ∆MDE có: AH // ME \( \Rightarrow {{DH} \over {DM}} = {{DA} \over {DE}}\) (hệ quả của định lí Thales)
Xét ∆NDE có: AF // NE \( \Rightarrow {{DF} \over {DN}} = {{DA} \over {DE}}\) (hệ quả định lí Thales)
Xét ∆DHF và ∆DMN có: \(\widehat {HDF} = \widehat {MDN}\) (đối đỉnh), \({{DH} \over {DM}} = {{DF} \over {DN}}\left( { = {{DA} \over {DE}}} \right)\)
Do đó \(\Delta DHF \sim \Delta DMN(c.g.c) \)
\(\Rightarrow \widehat {DHF} = \widehat {DMN} \Rightarrow HF//MN\)
Ta có HK // MN và HF // MN => HK, HF trùng nhau (tiên đề Ơ-clit)
Vậy H, F, K thẳng hàng
Unit 2: Life in the countryside
PHẦN 1. THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Chủ đề 5. Làm quen với kinh doanh
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Unit 2: Making Arrangements - Sắp xếp
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8