1. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
2. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
3. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
4. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
6. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Bài tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Luyện tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Gọi M và N là trung điểm của AH và BH.
a) Chứng minh rằng tam giác HMN và tam giác HAB đồng dạng
b) Chứng minh rằng HM.HA = HN.HC.
c) Chứng minh rằng tam giác AHN đồng dạng với tam giác AHM.
d) Gọi K là giao điểm của MN với AC, I là giao điểm CN với AN. Chứng minh KM là tia phân giác của góc IKH.
Lời giải chi tiết
a) M, N lần lượt là trung điểm của AH và BH (gt)
=> MN là đường trung bình của ∆ABH => MN // AB
Xét ∆HMN và ∆HAB có: \(\widehat {MHN}\) (chung)
Và \(\widehat {NMH} = \widehat {BAH}\) (hai góc đồng vị và MN // AB)
Do đó \(\Delta HMN \sim \Delta HAB(g.g)\)
b) Ta có: \(\widehat {ABC} = \widehat {HAC}\) (cùng phụ với góc C)
Và \(\widehat {ABC} = \widehat {MNH}\) (hai góc đồng vị và MN // AB) \( \Rightarrow \widehat {HAC} = \widehat {MNH}\)
Xét ∆HAC và ∆HNM có: \(\widehat {HAC} = \widehat {MNH}\) và \(\widehat {AHC} = \widehat {MHN}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta HAC \sim \Delta HNM(g.g) \)
\(\Rightarrow {{HA} \over {HN}} = {{HC} \over {HM}}\)
\(\Rightarrow HM.HA = HN.HC\)
c) Xét ∆ANH và ∆MHC có: \({{AH} \over {CH}} = {{HN} \over {HM}}\) (vì HM.HA=HN.HC)
Và \(\widehat {AHN} = \widehat {MHC}( = 90^\circ )\)
\(\Rightarrow \Delta ANH \sim \Delta CMH(c.g.c)\)
d) Ta có MN // AB, \(AB \bot AC \Rightarrow MN \bot AC\)
∆ANC có AH, NK là hai đường cao cắt nhau tại M
=> M là trực tâm của tam giác ANC
=> CM là đường cao của tam giác ANC \( \Rightarrow CM \bot AN\)
Xét ∆AKN và ∆AIC có: \(\widehat {KAN}\) (chung) và \(\widehat {AKN} = \widehat {AIC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta AKN \sim \Delta AIC(g.g) \)
\(\Rightarrow {{AK} \over {AI}} = {{AN} \over {AC}}\)
\(\Rightarrow {{AK} \over {AN}} = {{AI} \over {AC}}\)
Xét ∆AKI và ∆ABC có: \({{AK} \over {AN}} = {{AI} \over {AC}},\widehat {KAI}(chung)\)
Do đó \(\Delta AKI \sim \Delta ANC(c.g.c) \)
\(\Rightarrow \widehat {AKI} = \widehat {ANC}\)
Tương tự \(\Delta CKH \sim \Delta CNA \Rightarrow \widehat {CKH} = \widehat {ANC}\)
Ta có \(\widehat {AKI} = \widehat {CKH}( = \widehat {ANC})\) mà \(\widehat {AKI} + \widehat {MKI} = \widehat {CKM} + \widehat {MKH}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\widehat {MKI} = \widehat {MKH} \Rightarrow KM\) là tia phân giác của góc IKH
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1
Chương 4. Oxi - không khí
Unit 1: Which One Is Justin?
Chương 2. Phản ứng hóa học
Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8