1. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
2. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
3. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
4. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
6. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Bài tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Luyện tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH. Tia phân giác của góc B cắt AC ở E, cắt AH ở F.
a) Chứng minh rằng AB.HF = AE.HB.
b) Chứng minh rằng AE = AF.
c) Chứng minh rằng AE2 = EC.FH.
d) Cho biết AB = 9 cm, AC = 12 cm. Tính diện tích tam giác BHF.
Lời giải chi tiết
a) Xết ∆ABE và ∆BHF có:
\(\widehat {BAE} = \widehat {BHF}( = 90^\circ )\)
Và \(\widehat {ABE} = \widehat {FBH}\) (BE là tia phân giác của góc B)
Do đó \(\Delta ABE \sim \Delta HBF(g.g)\)
\( \Rightarrow {{AB} \over {HB}} = {{AE} \over {HF}} \Rightarrow AB.HF = AE.HB\)
b) Ta có \(\widehat {AEF} = \widehat {HFB}\) (vì \(\Delta ABE \sim \Delta HBF)\)
Và \(\widehat {HFB} = \widehat {AFE}\) (đối đỉnh)
\( \Rightarrow \widehat {AEF} = \widehat {AFE} \Rightarrow \Delta AEF\) cân tại A \( \Rightarrow AE = AF\)
c) Xét ∆ABH và ∆ABC có: góc B (chung) và \(\widehat {AHB} = \widehat {BAC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta ABH \sim \Delta CBA(g.g) \)
\(\Rightarrow {{AB} \over {BC}} = {{BH} \over {AB}} \)
\(\Rightarrow {{BC} \over {AB}} = {{AB} \over {BH}}(1)\)
∆ABC có BE là đường phân giác (gt) nên \({{EC} \over {AE}} = {{BC} \over {AB}}(2)\)
∆ABH có BF là đường phân giác (gt) nên \({{AF} \over {FH}} = {{AB} \over {BH}}(3)\)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: \({{EC} \over {AE}} = {{AF} \over {FH}} \Rightarrow AE.AF = EC.FH\)
Mà AF = AE (câu b) \( \Rightarrow AE.AE = EC.FH \Rightarrow A{E^2} = EC.FH\)
d) ∆ABC vuông tại A có \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) (định lí Py-ta-go)
\( \Rightarrow B{C^2} = {9^2} + {12^2} = 225 \Rightarrow BC = 15(cm)\)
Ta có \(AH.BC = AB.AC( = 2{S_{ABC}}) \)
\(\Rightarrow AH = {{AB.AC} \over {BC}} = {{9.12} \over {15}} = 7,2(cm)\)
∆HAB vuông tại H \( \Rightarrow A{H^2} + B{H^2} = A{B^2}\) (định lý Py-ta-go)
Do đó \(B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {9^2} - 7,{2^2} = 5,{4^2} \)
\(\Rightarrow BH = 5,4(cm)\)
∆ABH có BF là đường phân giác
\( \Rightarrow {{FH} \over {AF}} = {{BH} \over {AB}}\)
\(\Rightarrow {{FH} \over {BH}} = {{AF} \over {AB}} = {{FH + AF} \over {BH + AB}} = {{AH} \over {BH + AB}}\)
Nên \({{FH} \over {5,4}} = {{7,2} \over {5,4 + 9}} \)
\(\Rightarrow FH = 2,7(cm)\)
Do vậy \({S_{BHF}} = {1 \over 2}FH.BH = {1 \over 2}.2,7.5,4 = 7,29(c{m^2})\)
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 8
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Unit 9: Natural disasters
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 11
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8