Phần I
ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Trả lời câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Trả lời câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khác nhau về tính chất:
- Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
- Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
- Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
- Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
=> Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
Trả lời câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần:
+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn (sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).
+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.
- Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
Trả lời câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
Luyện tập 1
Trả lời câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Giới thiệu một đồ dùng:
* Mở bài: Giới thiệu đồ dùng
* Thân bài:
- Cấu tạo
- Đặc điểm
- Lợi ích của đồ dùng đó
* Kết bài: Nêu cảm nhận chung
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
* Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào...)
* Thân bài: Lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.
* Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người. Nêu cảm nghĩ của bản thân.
c) Giới thiệu một thể loại văn học
* Mớ bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại đó
* Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại đó (có ví dụ kèm theo minh họa)
* Kết bài: Nêu suy nghĩ về thể loại văn học
d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)
* Mở bài: Giới thiệu thí nghiệm
* Thân bài
- Nguyên vật liệu
- Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự).
* Kết bài: Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
Luyện tập 2
Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Giới thiệu một đồ dùng:
Ô hay dù là một loại dụng cụ, đồ vật cầm tay dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp (phụ nữ hoặc giới quyền quý xưa, ô trang trí cho phụ nữ thường có màu sắc và nông lòng hơn). Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô (hay thân dù, giống cây gậy ba toong) và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em:
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
c) Giới thiệu một thể loại văn học:
Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thế thơ này gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại bằng, về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
d) Giới thiệu một loài hoa:
Khi những cành đào ớ Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nớ hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn nớ rộ nhừng cành mai vàng trang nhã. Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ. Hoa có nhiều nhị. Người xưa quan niệm về hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn.
e) Giới thiệu một loài động vật
Chú thỏ con nhà tôi xinh thật là xinh. Chú có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ to như hai cái lá doi lúc nào cùng vểnh lên.
g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam:
Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta nhớ áo dài, bánh chưng... nhưng không thế không nhắc đến chiếc nón, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến mũ. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn, ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).
Unit 1: Leisure activities
Chương I. Lập trình đơn giản
Unit 4: Our customs and traditions
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
Unit 1. That's my digital world
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8