SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST CHI TIẾT

Ôn tập cuối kì 1

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16

Câu 1

Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích theo bảng dưới đây:

                               Thể loại

Đặc điểm

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về truyền thuyết và cổ tích.

Lời giải chi tiết:

                               Thể loại

Đặc điểm

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống nhau

- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường

- Đều là truyện do dân gian sáng tác…

Khác nhau

Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể

Cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác

Câu 2

Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Dựa vào đặc điểm của thể thơ lục bát (thanh điệu, cách hiệp vần) hãy sắp xếp các tiếng trong, không, về vào những chỗ trống trong câu ca dao:

Cần Thơ gạo trắng nước…

Ai đi đến đó lòng… muốn…

                                (Ca dao)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về thơ lục bát.

Lời giải chi tiết:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

                                      (Ca dao)

Câu 3

Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện đồng thoại có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về truyền thuyết và cổ tích.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm truyện đồng thoại:

- Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi

- Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

- Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 4

Câu 4 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí?

a. Kể lại những sự việc mà người viết tham dự hoặc chứng kiến.

b. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian.

c. Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ.

d. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong văn bản thường là hình ảnh của tác giả.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về thể loại hồi ký.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm c không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí.

Câu 5

Câu 5 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để tóm tắt nội dung và ý nghĩa của từng bước quy trình viết:

Phương pháp giải:

Nhớ lại các bước để viết bài văn.

Lời giải chi tiết:

Quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Nội dung: xác định đề tài, thu thập tư liệu

- Ý nghĩa: xác định đúng yêu cầu, mục đích của đề và chuẩn bị tư liệu cho bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Nội dung: tìm ý, ghi lại ý tưởng, nên miêu tả theo trình tự nào, lập dàn ý theo bố cụ ba phần

- Ý nghĩa: xác định được nội dung và bố cụ bài văn cần viết.

Bước 3: Viết bài

- Nội dung: Lần lượt viết theo bố cục ba phần, thân bài nên viết thành hai hoặc ba đoạn văn.

- Ý nghĩa: chú ý được cách trình bày khoa học và nội dung đầy đủ.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Câu 6

Câu 6 (trang 132 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Ghép những thông tin yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (cột A) với tác dụng của nó (cột B):

A

Yêu cầu đối với kiểu bài

B

Tác dụng

1.Giới thiệu thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt

a. Giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn

2. Tả cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí (Từ xa đến gần, từ diện đến điểm)

b. Giúp bài viết gần gũi, gợi được sự đồng cảm ở người đọc

3. Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gain cụ thể

c. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động

4. Gợi tả quang cảnh, không khí chung và những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt

d. Giúp người đọc theo dõi hoạt động được miêu tả dễ dàng hơn

5. Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động

đ. Giúp cảnh sinh hoạt hiện lên sinh động hơn

6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết

e. Giúp người đọc có cái nhìn bao quát vừa cụ thể

Phương pháp giải:

Nhớ lại cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt.

Lời giải chi tiết:

1 – a:

Giới thiệu thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt: Giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn.

2 – e:

Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí (Từ xa đến gần, từ diện đến điểm): Giúp người đọc có cái nhìn bao quát vừa cụ thể.

3 – d:

Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể: Giúp người đọc theo dõi hoạt động được miêu tả dễ dàng hơn.

4 – d:

Gợi tả quang cảnh, không khí chung và những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt: Giúp người đọc theo dõi hoạt động được miêu tả dễ dàng hơn.

5 – c:

Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động: Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động.

6 – b:

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết: Giúp bài viết gần gũi, gợi được sự đồng cảm ở người đọc.

Câu 7

Câu 7 (trang 132 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong bảng sau những đặc điểm nào thuộc về nội dung, đặc điểm nào thuộc về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (kẻ vào vở):

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Câu 8

Câu 8 (trang 133 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Dùng mẫu sơ đồ sau để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài kể lại một truyện cổ tích với kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân:

- Kiểu bài kể lại một truyện cổ tích

- Kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về hai kiểu bài này và so sánh giữa chúng.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Hai dạng bài này đều trình bày lại các sự việc theo trình tự hợp lí.

+ Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Khác nhau:

+ Kiểu bài kể lại truyện cổ tích: người kể dùng ngôi thứ ba, trong truyện kể được các sự việc quan trọng, đặc biệt là yếu tố hoang đường, kì ảo.

+ Kiểu bài kể lại trải nghiệm bản thân: người kể dùng ngôi thứ nhất để kể, nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. Kết hợp giữa kể và tả.

Câu 9

Câu 9 (trang 133 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Vì sao trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần trả lời những câu hỏi:

- Người nghe là ai?

- Mục đích nói là gì?

- Nội dung nói là gì?

- Thời gian nói bao lâu?

- Vấn đề sẽ được trình bày ở đâu?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về các bước nói và tác dụng để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần xác định người nghe, mục đích nói, nội dung nói, thời gian, địa điểm nói vì khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta định hướng nội dung bài viết, cách viết, cách nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

Câu 10

Câu 10 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 Em hãy hoàn thành sơ đồ sau (kẻ vào vở):

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ và cấu tạo từ để hoàn thiện sơ đồ.

Lời giải chi tiết:

- Từ đơn: là từ gồm một tiếng

+ Đặc điểm cấu tạo: chỉ gồm 1 tiếng

+ Ví dụ: con, cây, lá, quả, những, chàng, không.

- Từ phức: là từ gồm hai tiếng trở lên

+ Đặc điểm cấu tạo: từ gồm hai tiếng trở lên

+ Ví dụ: cậu bé, chàng trai...

- Từ ghép: là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Đặc điểm cấu tạo: từ có hai tiếng trở lên ghép lại với nhau có nghĩa

+ Ví dụ: quần áo, cây cối, nhà cửa

- Từ láy: là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng

+ Đặc điểm cấu tạo: từ có quan hệ láy âm, trong từ ghép. Trong từ láy, có thể chỉ có một từ có nghĩa, từ còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.

+ Ví dụ: hăng hái, chăm chỉ, mạnh mẽ

Câu 11

Câu 11 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

a. Tìm các từ đơn có trong câu “Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”

b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ đơn, từ ghép.

Lời giải chi tiết:

a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả , hai, như, người, mặc, áo

b.

Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, đôi càng, râu ria.

Các từ láy: lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề

=> Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt, hiện lên là một chàng dế gầy gò, ốm yếu.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.

Câu 12

Câu 12 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:

a. Trời mưa

b. Gió thổi

c. Nó đang đọc sách

d. Xuân về

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về mở rộng thành phần câu và các kiểu mở rộng.

Lời giải chi tiết:

- Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

- Mở rộng các câu:

a. Trời mưa tầm tã (mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)

c. Nó đang đọc sách viết về thế giới loài chim (biến vị ngữ có cụm từ thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn)

d. Mùa xuân ấm áp đã về. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)

Câu 13

Câu 13 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết (nói) cần thực hiện những thao tác gì? Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng nhiệt/ nhiệt tình) của người xem.

b. Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa.

c. Nhút nhát là (nhược điểm/ khuyết điểm) vốn có của cậu ấy.

d. Ông đang miệt mài (nặn/ tạc/ khắc) một pho tượng bằng đá.

Phương pháp giải:

Chọn từ phù hợp nhất để kết hợp trong câu.

Lời giải chi tiết:

- Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.

+ Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn văn).

- Lựa chọn từ các câu:

+ a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem.

+ b. Cô con gái út của phú ông đồng ý lấy Sọ Dừa.

+ c. Nhút nhát là nhược điểm vốn có của cậu ấy.

+ d. Ông đang miệt mài tạc một pho tượng bằng đá.

- Giải thích:

+ a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.

+ b. chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa.

+ c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.

+ d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá.

Câu 14

Câu 14 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ và hoán dụ.

Lời giải chi tiết:

Câu 15

Câu 15 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau:

a.                                                         Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

   Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

b.                                                         Dưới trăng quyên đã gọi hè

      Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.

c.                                                         Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ và hoán dụ

Lời giải chi tiết:

a. Ẩn dụ hình ảnh mặt trời trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con.

b. Ẩn dụ "lửa lựu": hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa

c. Hoán dụ: “đôi dép cũ” chỉ hình ảnh Bác Hồ

Câu 16

Câu 16 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và lí giải tác dụng của chúng:

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về trạng ngữ.

Lời giải chi tiết:

Tìm trạng ngữ trong đoạn văn:

- Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam – trạng ngữ chỉ thời gian, xác định thời điểm diễn ra câu chuyện.

- Để đánh giặc – trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ mục đích và ý nghĩa của việc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved