SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU CHI TIẾT
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU CHI TIẾT

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Định hướng
Thực hành
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Định hướng
Thực hành

Định hướng

Để trình bày ý kiến về một vấn đề các em cần:

- Xác định vấn đề của cuộc sống đặt ra trong một tác phẩm văn học

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

- Thực hành trình bày ý kiến

- Lưu ý những lỗi khi trình bày

Thực hành

Bài tập: Sau khi đọc bài thơ Gấu con chân vòng kiềng của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Phương pháp giải:

Các em xem lại bài viết ở phần “giải chi tiết” và làm theo các bước dưới đây:

a. Chuẩn bị

- Đọc lại bài đã viết

- Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác nếu có

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết đề bổ sung, chỉnh sửa.

- Chú ý kiểm tra các sự kiện chính của bài nói.

c. Nói và nghe

- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc trình bày trước tổ hoặc lớp.

- Chú ý bảo đảm nội dung.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Nhớ lại, rút kinh nghiệm về nội dung và cách trình bày:

- Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân

+ Nội dung bài nói đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?

+ Nội dung, chi tiết, cách trình bày của em có gì sáng tạo?

+ Vẻ cách trình bày: giọng nói, điệu bộ... thế nào?

- Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân

+ Đã hiểu và nắm được nội dung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?

+ Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?

Lời giải chi tiết:

       Người xưa vẫn có câu "cái nết đánh chết cái đẹp", "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ. 

      Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lại thường có một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng loáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch thiệp, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao.

       Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.

      Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

       Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng đã gửi gắm một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Chương bài liên quan

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved