1. Hỏi đáp về diễn biến câu truyện xảy ra thế nào
Khi chúng ta muốn hỏi ai đó về một câu truyện gì đó đã xảy ra thế nào. Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
What happened in the story?
(Điều gì xảy ra trong câu truyện?)
Người trả lời sẽ nêu diễn biến của câu truyện gồm: First (Đầu tiên), Then (Sau đó), Next (Tiếp theo), In the end (Cuối cùng) để bắt đầu kể lại câu truyện. Cụ thể như sau:
Ex: First, the fox asked, "Can you give me some meat?"
(Đầu tiên, cáo hỏi: "Bạn sẽ cho tôi một ít thịt được không?")
Then, the fox asked, "Can you dance?". The crow shook its head.
(Sau đó, cáo hỏi: "Bạn có thể khiêu vũ không?" Con quạ lắc cái đầu của mình.)
Next, the fox asked, "Can you sing?" "Yes,..." the crow opened his beak and said.
(Tiếp theo, cáo hỏi: ''Bạn có thể hát không?" " Có..." con quạ mở miệng và đáp.)
In the end, the fox picked up the meat and said, "Ha ha!".
(Cuối cùng, con cáo nhặt miếng thịt và nói, "Ha ha!".)
2. Sử dụng tính từ so sánh hơn
a) Cách thành lập tính từ so sánh hơn:
Để thành lập tính từ so sánh hơn, ta thêm er vào sau tính từ (tính từ ngắn)
short adjective (adj)-er
Ex: short (thấp) -> shorter (thấp hơn)
Tham is shorter.
(Thắm thì thấp hơn.)
tall (cao) => taller (cao hơn)
My brother is taller.
(Anh tôi cao hơn.)
b) Cấu trúc so sánh hơn: Khi so sánh, ta thường đem tính từ ra làm đối tượng để so sánh
S + V + short adj-er + than + N/Pronoun.
Ex: She is taller than me.
(Cô ấy cao hơn tôi.)
c) Một số quy tắc thêm đuôi -er vào sau tính từ
1) Tính từ ngắn tận cùng bằng e thì ta chỉ cần thêm -r tính từ ngắn tính từ so sánh hơn
Ex: late (trễ) => later (trễ hơn)
2) Tính từ có hai âm tiết tận cùng bằng phụ âm y thì đổi y thành i và thêm -er.
Ex: happy (hạnh phúc) -> happier (hạnh phúc hơn)
3) Tính từ có một âm tiết tận cùng bàng phụ âm (trừ w) mà phía trước là nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm rồi mới thêm -er.
Ex: big (lớn) -> bigger (lớn hơn)
new (mới) -> newer (mới hơn)
You are taller.
(Bạn cao hơn.)
Today is hotter.
(Hôm nay nóng hơn.)
Nhan runs faster.
(Nhân chạy nhanh hơn.)
d) Một số tính từ so sánh hơn các em cần chú ý khi sử dụng:
slim (thon thả) => slimmer (thon thả hơn)
weak (yếu) => weaker (yếu hơn)
strong (khỏe) => stronger (khỏe hơn)
thin (ốm) => thinner (ốm hơn)
big (lớn) => bigger (lớn hơn)
small (nhỏ) => smaller (nhỏ hơn)
tall (cao) => taller (cao hơn)
short (ngắn) => shorter (ngắn hơn)
long (dài) => longer (dài hơn)
high (cao) => higher (cao hơn)
3. Hỏi đáp về ai đó thích những loại truyện, sách nào
Khi chúng ta muốn hỏi đáp ai đó thích những loại truyện nào, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
What kinds of stories do you like?
(Bạn thích những loại truyện nào?)
What kinds of books do you like?
(Bạn thích những loại sách nào?)
I like + ...
(Tôi thích...)
4. Hỏi đáp về ai đó nghĩ gì về nhân vạt nào đó trong truyện
Khi chúng ta muốn hỏi đáp ai đó nghĩ gì về nhân vật nào đó trong truyện, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
What do you think of...?
(Bạn nghĩ gì về...?)
I think he/she/it + ỉs + ...
(Tôi nghĩ cậu/cô ấy/nó...)
Ex: What kinds of stories do you like?
(Bạn thích những loại truyện nào?)
I like The story of Mai An Tiem.
(Tôi thích câu chuyện về Mai An Tiêm.)
What do you think of Mai An Tiem?
(Bạn nghĩ gì về Mai An Tiêm?)
I think he is hard-working.
(Tôi nghĩ ông ấy chăm chỉ.)
Chương 1. Ôn tâp và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích
VBT TOÁN 5 - TẬP 1
Bài tập cuối tuần 23
Đề thi giữa kì 2
Unit 16. Where's the post office?