NGỮ PHÁP
1. Một số hoạt động các em cần nhớ
play badminton (chơi cầu lông), play chess (chơi cờ, đánh cờ), play hide-and-seek (trốn tìm, chơi trốn tìm), play football (chơi bóng đá), play volleyball (chơi bóng chuyền), go swimming (đi bơi), skipping rope (chơi nhảy dây), play tug of war (chơi kéo co), to fishing (đi câu cá), to go walking (đi dạo), to go camping (đi cắm trại), to go kite flying (đi thả diều), to go sailing (đi chèo thuyền), to go cycling (chạy xe đạp), to go sight-seeing (đi ngắm cảnh)...
2. Hỏi đáp về ai đó làm gì vào thời gian rảnh của họ
a) Khi muốn hỏi một người nào đó lúc rảnh thường làm gì, ta dùng cấu trúc sau:
What do + you/they + do + in your/their free time?
Bạn (Họ) làm gì trong thời gian rảnh của mình/của họ?
I/They often + động từ + ...
Tôi/Họ thường...
free time (thời gian rảnh), do (làm) là động từ thường giữ vai trò động từ chính trong câu. Chủ ngữ (S) chính trong câu là you/they nên ta sử dụng trợ động từ "do" để chia cho câu hỏi này.
Ex: What do you do in your free time?
Bạn làm gì trong thời gian rảnh của mình?
I often watch TV.
Tôi thường xem tivi.
b) Khi muốn hỏi cô ấy/cậu ấy nào đó lúc rảnh thường làm gì, ta dùng cấu trúc sau:
What does + she/he + do in her/his free time?
Cô/Cậu ấy làm gì trong thời gian rảnh của cô/cậu ấy?
She/He often + động từ + ...
Cô/Cậu ấy thường...
Chủ ngữ (S) chính trong câu thuộc ngôi thứ 3 số ít nên ta sử dụng trợ động từ "does" để chia cho động từ thường "do" (làm).
Ex: What does he do in his free time?
Cậu ấy làm gì trong thời gian rảnh của mình?
He often draws pictures.
Cậu ấy thường vẽ tranh.
c) Khi muốn hỏi cha/mẹ/anh/chị em... của bạn lúc rảnh thường làm gì, ta dùng cấu trúc sau:
What does + your... + do in her/his free time?
...của bạn làm gì trong thời gian rảnh của bà/ông ấy?
She/He often + động từ + ...
Bà/Ông ấy thường...
Ex: What does your mother do in her free time?
Mẹ bạn làm gì trong thời gian rảnh của bà ấy?
She often plays the piano.
Bà ấy thường chơi đàn piano.
3. Hỏi đáp về ai đó có thường làm điều gì không
Khi muốn hỏi tổn suốt xảy ra của một hành động hay là hỏi về ai đó có thường làm điều gì không, ta dùng cấu trúc sau:
How often + do/does + chủ ngữ (S) + động từ (V)?
Động từ (V) ở cấu trúc trên là động từ thường ở hiện tại đơn. Tùy thuộc vào chủ ngữ (S) mà chúng ta chọn trợ động từ "do/does".
Để trả lời cho cấu trúc trên, chúng ta có thể trả lời như sau:
S + V + every day/once/twlce/three... a week/month...
... mỗi ngày/một/hai/ba lần... một tuần/tháng...
Hoặc
Once/Twice/Three... a week.
Một/hai/ba lần một tuần.
Once/Twice/Three... a month.
Một/Hai/Ba lần... một tháng.
Ex: How often do you watch TV?
Bạn có thường xem ti vi không?
Once a week.
Mỗi tuần một lần.
How often does he go fishing?
Anh ấy có thường đi câu cá không?
Twice a month.
Hai lần một tháng.
Four times a month.
Bốn lần một tháng.
Ta có thể dùng các trạng từ để trả lời câu hỏi.
Ex: I sometimes watch TV.
Thỉnh thoảng tôi xem ti vi.
4. Mở rộng: Trạng từ tần suất (Adverb of frequency)
Chức năng: Trạng từ tần suốt (năng diễn) dùng để diễn tả mức độ đều đặn và thường xuyên của hành động.
Bao gồm: Ta có các trạng từ chỉ tần suất sau: always (luôn luôn), always (thường thường), often (luôn luôn), sometimes (đôi khi, thỉnh thoảng), occasionally (thỉnh thoảng), seldom (ít khi), never (không bao giờ), every day/week/ month... (mỗi ngày/ tuần/ tháng...)., rarely (hiếm khi) once week (mỗi tuần)
Vi trí: Các trạng từ này thường đứng trước các động từ thường (play, do, read...) và đứng sau động từ đặc biệt (be, can, must) hoặc đứng giữa trợ động từ và động từ chính.
Cách dùng: Các trạng từ này thường được dùng với thì hiện tại để diễn tả thói quen hay những hành động lặp đi lặp lại.
a) Câu khẳng định
Chủ ngữ (S) + to be + trạng từ tần suất + ...
Ex: She is always late for school.
Cô ấy luôn luôn đi học trễ.
trạng từ tần suất to be
Chủ ngữ (S) + trạng từ tần suất + động từ thường (ordinary verb) + ...
Ex: We often play tennis with our friend every Sunday morning.
PHẦN 2: HỌC KÌ 2
Tuần 25: Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - TOÁN 5
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG