Tiếng Anh 8 mới tập 1

Grammar Unit 1 SGK tiếng Anh 8 mới

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III

involve (đòi hỏi phải)

mind (cảm phiền)

save (cứu thoát)

practise (thực tập)

stand (chịu đựng)

mention (đề cập, để ý đến)

avoid (tránh)

imagine (tưởng tượng)

recommend (giới thiệu, đề nghi)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Phần III

Phần I

1. Gerund (Danh động từ)

a) Danh động từ là hình thức động từ được thêm -ing và dùng như một danh từ.

V + ing => Gerund (Danh động từ)

Ex: listen => listening

b) Cách thành lập động từ thêm “-ing” (V-ing)

1) Thông thường chúng ta thêm đuôi -ing sau các động từ.

Ex: watch => watching, do => doing,...

2) Các động từ kết thúc bởi đuôi "e", chúng ta bỏ "e" sau đó thêm đuôi "-ing"

Ex: invite => inviting, write => writing,...

3) Các động từ kết thức bởi đuôi "ie", chúng ta đổi "ie" thành "y" rồi thêm ing".

Ex: lie => lying, die => dying,...

4) Các động từ kết thúc bởi đuôi "ee", chúng ta chỉ cần thêm đuôi "-ing".

 Ex: see => seeing

5) Khi một động từ có âm kết thúc ở dạng “phụ âm-nguyên âm-phụ âm”:

- Nếu động từ đó một âm tiết (hay âm tiết đó được nhấn âm khi đọc) thì ta gấp đôi phụ âm cuối rồi khi thêm “-ing” vào.

Ex: stop => stopping; plan => planning; run => running; begin =>beginning 

- Còn nếu động từ đó không nhấn âm vào âm kết thúc dạng “phụ âm- nguyên âm-phụ âm” khi đọc hay trường hợp phụ âm cuối (phụ âm kết thúc) là h, w, x thì vẫn giữ nguyên động từ đó và thêm "-ing” vào.

Ex: open => opening; visit => visiting; listen => listening ; happen => happening; draw => drawing; wax => waxing

Phần II

2. Động từ chỉ sở thích (Verbs of liking)

Một số động từ chỉ sở thích các em cần nhớ: adore (ngưỡng mộ), love (yêu, thích), like (thích), enjoy (thích thú), fancy (mến, thích), prefer (thích hơn), don’t mind (không ghét lắm), dislike (không thích), don’t like (không thích), hate (ghét), detest (ghét cay ghét đắng).

- Sau dislike, enjoy, hate, like, prefer để diễn đạt sở thích chung ta dùng danh động từ (động từ thêm -ing).

Ex: She likes drawing.

(Cô ấy thích vẽ.)

- Các động từ chỉ sở thích (Verbs of liking) theo sau bởi dạng thêm -ing hoặc dạng nguyên mẫu có to (to-infìnitive) của động từ mà không có sự thay đổi về nghĩa. Đó là love (yêu, thích), like (thích), prefer (thích hơn),  và hate (ghét).

Ex: Trang loves going out with her friends. = Trang loves to go out with her friends.

(Trang thích đi chơi với bạn bè cô ấy.)

They always prefer stavding in big hotels. = They always prefer to stay in big hotels.

(Họ thích ở trong những khách sạn lớn.)

Tuy nhiên trong tiếng Anh của người Anh, like + to-infínitive thường được dùng để diễn tả sự lựa chọn và thói quen; còn like + V-ing được dùng để diễn đạt sở thích.

Ex: On Saturdays she likes to sleep late.

(Vào thứ Bảy cô ấy thích ngủ nướng.)

I like dancing.

(Tôi thích khiêu vũ.)

Phần III

3. Mở rộng

a) Một số động từ mà động từ đứng sau chúng buộc phải thêm -ing:

advise (khuyên)

stop (dừng lại)

quit (từ bỏ)

finish (chấm dứt)

excuse (xin lỗi)

face (đối mặt)

escape (trốn thoát)

resume (lại tiếp tục)

admit (thừa nhận)

allow (cho phép)

endure (chịu đựng)

mỉss (bỏ lỡ)

postpone (trì hoãn)

resent (bực tức, tức giận)

resist (chống lại, phản đối)

risk (liều, mạo hiểm)

suggest (đề nghị)

involve (đòi hỏi phải)

mind (cảm phiền)

save (cứu thoát)

practise (thực tập)

stand (chịu đựng)

mention (đề cập, để ý đến)

avoid (tránh)

imagine (tưởng tượng)

recommend (giới thiệu, đề nghi)

forgive (tha thứ)

Ex: I practise speaking English every day.

(Tôi thực tập nói tiếng Anh mỗi ngày.)

b) Một số động từ có thể theo sau bởi một danh động từ hay động từ nguyên mẫu có “to”, nhưng với nghĩa khác nhau.

  • remember/forget (nhớ/quên)

remember/forget + -ing khi muôn diễn ta là nhớ hay quên một điều gì sau khi đã thực hiện điều đó.

Ex: I remember locking the door before going out.

(Tôi nhớ là đã khóa cửa trước khi đi ra ngoài.)

I shall never forget meeting her the first time.

(Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên gặp cô ấy.)

  • remember + to infinitive: Đề cập đến sự việc hay vấn đề mà một người nào đó phải làm.

Ex: Remember to send this letter.

(Hãy nhớ gởi lá thư này.)

  • forget + to infinitive: Đề cập đến việc một người nào đó quên làm việc gì đó.

Ex: He’s always forgetting to do the exercises.

(Anh ta luôn luôn quên làm bài tập.)

  • regret + V-ing: Ngụ ý hối tiếc về việc hay vấn đề đã xảy ra.

Ex: I regret telling her what I thought.

(Tôi hối tiếc về việc kể cho cô ta nghe những điều tôi suy nghĩ.)

  • regret + to infinitive: Khi muốn đưa ra sự hối tiếc về một vấn đề nào đó sắp tới.

Ex: I regret to inform you that you failed in the examination.

(Tối rất tiếc dể thông báo với anh rằng anh đã trượt trong kỳ thi này.)

  • stop + V-ing: khi đề cập đến vấn đề cần thiết để ngưng một việc gì đó.

Ex: Students stopped talking when their teacher came in.

(Những học sinh ngưng nói chuyện khi thầy giáo vào lớp.)

  • stop + to infinitive: ngụ ý dừng lại để làm một việc gì đó.

Ex: I stop to help her.

(Tôi dừng lại để giúp đỡ cô ấy.)

  • try + Verb - ing: thử làm một việc gì đó

Ex: You should try wearing this shirt.

(Bạn nên thử mặc chiếc áo sơ mi này xem.)

  • try + to-infĩnitive: khi muốn nói về sự cố gắng, sự nỗ lực.

Ex: I try my best to pass the examination.

(Tôi cố gắng để vượt qua kỳ thi này.)

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved