SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Tổng kết

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Luyện tập
Tổng kết

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Lưu biệt khi xuất dương

Tìm hiểu chung

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

- Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

Câu 1

Câu 1 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đọc phần tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren.

+ Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp theo con đường Cần vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn,

+ Chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh... Tinh hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: phải cứu nước bằng con đường nào?

- Tiếp thu những tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây, trong hoàn cảnh con đường cứu nước đang bế tắc, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu đã say sưa với một hướng đi mới bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ quốc.

Câu 2

Câu 2 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm về chí làm trai, tư thế, tầm vóc con người trong vũ trụ: Nam nhi phải lập công danh, làm chuyện đại sự, dám mưu đồ việc lớn

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

+ Quan niệm phong kiến cho rằng tạo hóa sinh ra con người và chi phối số phận con người nên có tư tưởng thoái thác cho số mệnh trời định đoạt

+ Điểm mới mẻ, táo bạo trong tư tưởng Phan Bội Châu là sự chủ động xoay chuyển thời thế.

- Con người dám đối mặt với vũ trụ tự khẳng định mình, tự vượt lên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ hiếu, trung

- Tác giả ôm khát vọng thay đổi xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh

- Tác giả cho rằng chí làm trai gắn chặt với hoàn cảnh thực tế của nước nhà, vinh nhục gắn với sự tồn vong của dân tộc

- Ông đối diện với nền học vấn cũ để nhận thức chân lý: sách vở thánh hiền không giúp được trong buổi nước mất nhà tan

- Nhân vật trữ tình thể hiện được khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới

- Khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình hết sức lớn lao: bể Đông, cánh buồm, muôn trùng sóng bạc, con người được chắp thêm cánh vượt qua thực tại tăm tối

- Hình ảnh đẹp giàu chất sử thi, con người hăm hở tự tin đầy quyết tâm

Câu 3

Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?

Lời giải chi tiết:

* So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt:

Câu 6:

- Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ": Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông.

- Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió": Đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

Câu 8:

- Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi": ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

- Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi".

→ Câu thơ dịch làm mất đi cái kỳ vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng.

Câu 4

Câu 4 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?

Lời giải chi tiết:

Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

- Tư thế con người kỳ vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang tầm cùng vũ trụ.

- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.

- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

Luyện tập

Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận hình ảnh nghệ thuật của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo đoạn văn sau:

     Hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất:

                                          Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

                                          Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

     Sáu câu thơ trên gợi ra những suy nghĩ, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lý, trong tư tưởng của một con đại bàng. Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố, bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế con chim lớn trong thơ Quận He: "Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán - Phá vòng vây bạn với kim ô". Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông Du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại "giang sơn đã chết", tìm cách xoay chuyển càn khôn.

     Bài thơ kết thúc bằng câu thơ đầy hùng tâm tráng chí mà câu thơ dịch chưa thể chuyển tải hết được:

                                            Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

                                           (Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)

   Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này".

(Phan Huy Dũng, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học II, NXB Giáo dục, 2006)

Tổng kết

Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỷ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved