Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tự do
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 173 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Cách liệt kê các hình ảnh:
+ Mỗi khổ thơ đều xuất hiện liên tiếp các hình ảnh thu được bằng thị giác như "trang vở", "bàn học", "cây xanh", "đất cát", "tuyết", "trang sách", "tro tàn", "gươm đao", "mũ áo", "sa mạc", "rừng hoang", "tổ chim", "hoa trái", "trời xanh", "vầng trăng", "tàu thuyền"…,
+ Bằng cảm giác về màu sắc như "trời trong xanh", "khoanh bánh trắng", "rực vàng son" không theo trật tự hay logic nào
→ Những hình ảnh được liệt kê là những hình ảnh giản di, gần gũi, chân thực. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh này không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà ngược lại nó làm cho Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hóa thân vào mọi nơi, mọi chỗ và hóa thân vào cuộc sống.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 173 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Câu kết "Tôi viết tên em" lặp lại ở cuối các khổ thơ cho thấy dòng cảm xúc dào dạt, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do. Cách lặp lại ấy cũng tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ.
- Cách lặp từ "trên…trên…" theo kiểu xoáy tròn tạo sự lan tỏa triền miên và rộng khắp cho tự do và tạo nhạc tính bay bổng cho bài thơ.
- Cách sử dụng đại từ "em" để gọi tự do là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 173 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Từ "trên" chỉ không gian: khi thì là những vật cụ thể, hữu hình ("trang vở", "bàn học", "cây xanh"…), khi thì là những vật trừu tượng, vô hình ("thời thơ ấu âm vang", "điều huyền diệu đêm đêm",… ).
- Từ "trên" chỉ thời gian: khi thì "đang ngồi học", khi "đang chơi", khi "đang đọc sách", khi "đang viết", khi "còn nhỏ", khi "mơ", khi "ăn", khi "ngắm bầu trời"…
→ Từ "trên" được sử dụng linh hoạt, mềm dẻo giúp bày tỏ tình yêu thiết tha và đáng quý trọng của nhà thơ dành cho tự do.
Câu 4
Trả lời câu 4 trang 173 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Câu thơ "Tôi viết tên em" lặp đi lặp lại, tôi có thể là tác giả, cũng có thể là độc giả ở những nơi khác nhau, làm những công việc khác nhau.
- Từ "viết" có thể hiểu là ghi/chép hoặc là bất kỳ hành động nào hướng tới tự do.
→ Bởi vậy, bài thơ mang tính chất thánh ca, ca ngợi và bày tỏ tình yêu mãnh liệt với tự do, từ đó là tuyên ngôn hành động của nhân dân Pháp chống lại bọn phát xít Đức đang giày xéo quê hương, trói buộc tự do trên đất nước của Pôn Ê-luy-a.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): hình thái của tự do
- Phần 2 (còn lại): khát vọng cháy bỏng tự do
ND chính
“Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người.
Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Unit 13. The 22nd SEA Games
Nghị luận xã hội lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì 1