Đề bài
Câu 1. (4 điểm) Nêu nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 2. (6 điểm) Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Qua đó, nêu lên ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 69, 71.
Cách giải:
* Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Hội nghị họp từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - TrungQuốc)
- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2.
Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 93-95.
Cách giải:
a) Bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
Thời gian | Sự kiện |
Từ ngày 14 đến ngày 18 - 8 | 4 tỉnh lị giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. |
Ngày 19 - 8 | Nhân dân Hà Nội đã kéo xuống đường mít tinh, biểu tình, sau đó chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn: phủ Khâm sai, Toà thị chính, Sở cảnh sát,... => Hà Nội giành chính quyền. |
Ngày 23 - 8 | Huế giành chính quyền. |
Ngày 25 - 8 | Sài Gòn giành chính quyền. |
Ngày 28 - 8 | Cả nước giành được chính quyền. |
Ngày 2 - 9 - 1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. |
b) Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.
+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
+ Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+ Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm (1930 - 1945), đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại.
+ Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 9
Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Bài 6
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 9