Đề bài
Câu 1 Công thức tổng quát của anken là:
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. CnH2n -6 (n ≥ 6).
C. CnH2n (n ≥ 2).
D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 2 Phân biệt toluen, benzen, stiren có thể dùng hóa chất
A. dung dịch Br2.
B. dung dịch KMnO4.
C. H2/Ni, to.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 3 Metan có công thức phân tử là
A. CH4. B. C2H6.
C. C2H4. D. C3H8.
Câu 4 Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na
B. Dung dịch NaHCO3
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch NaOH
Câu 5 Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3-C≡CH3
B. CH3-C≡C-C2H5
C. CH≡C-CH3
D. CH2=CH-CH3
Câu 6 Ứng với công thức phân tử C5H12 có bao nhiêu ankan đồng phân của nhau?
A. 4 B. 5
C. 6 D. 3
Câu 7 Đốt cháy hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm metan, propen và butan thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Giá trị của m là
A. 1,48 gam. B. 2,48 gam
C. 1,84 gam. D. 2,47 gam.
Câu 8 Đun nóng hỗn hợp etanol và metanol với H2SO4 đặc ở 1400C có thể thu được tối đa bao nhiêu ete?
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
Câu 9 Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng, … Fomalin là
A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic.
B. dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
C. tên gọi của H-CH=O.
D. dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước.
Câu 10 Nhận biết glixerol và etanol, có thể dùng thuốc thử là
A. Cu(OH)2. B. Na.
C. Dung dịch NaOH. D. Kim loại Cu.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) CH4 + Cl2 (tỉ lệ 1:1) \(\xrightarrow{as}\)
b) CH2=CH-CH3 + HCl → A (sản phẩm chính).
c) C2H5OH + Na →
d) CH2=CH2 + dung dịch Br2 →
Câu 2 Cho 11 gam hỗn hợp gồm ancol metylic và ancol etylic tác dụng với hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Câu 3 Cracking m gam butan thu được hỗn hợp gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và butan dư. Thêm một lượng hiđro vào hỗn hợp thu được 12,8 gam hỗn hợp X. Cho X đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 17,92 lít CO2 đktc và a gam H2O. Tính V và a.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào lý thuyết về anken.
Hướng dẫn giải: Công thức tổng quát của anken là: CnH2n (n ³ 2)
Đáp án C
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học khác nhau để lựa chọn thuốc thử phù hợp phân biệt các chất.
Hướng dẫn giải:
Phân biệt toluen, benzen, stiren có thể dùng hóa chất: dung dịch KMnO4.
Trích mẫu thử của từng chất vào ống nghiệm riêng biệt và đánh số tương ứng
+ Ống nghiệm làm mất màu KMnO4 ở điều kiện thường là stiren
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5CH(OH)-CH2OH (không màu) + 2KOH + 2MnO2
+ Ống nghiệm làm mất màu KMnO4 khi đun nóng là toluen
5C6H5CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 → 5C6H5COOH + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 14H2O
+ Ống nghiệm không xảy ra hiện tượng gì kể cả khi đun nóng là benzen
Đáp án B
Câu 3:
Phương pháp: Xem lại bài ankan
Hướng dẫn giải: Metan có công thức phân tử là CH4.
Đáp án A
Câu 4:
Phương pháp: Xem lại TCHH của phenol
Hướng dẫn giải:
- Phenol có khả năng phản ứng với Na, NaOH, dung dịch Br2 theo các PTHH:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr
- Phenol không phản ứng với NaHCO3.
Đáp án B
Câu 5:
Phương pháp: Ghi nhớ: Ankin có nối ba ở C đầu mạch mới tham gia phản ứng với AgNO3/NH3.
Hướng dẫn giải:
A loại. CTCT viết sai vì C chỉ có hóa trị là 4
B loại. Vì ankin không có liên kết ba đầu mạch nên không phản ứng với AgNO3/NH3
C đúng
D loại. Vì anken không phản ứng với AgNO3/NH3
Đáp án C
Câu 6:
Hướng dẫn giải:
Các ankan có CTPT C5H12 là:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2CH3
CH3-C(CH3)2-CH3
→ có 3 đồng phân
Đáp án D
Câu 7:
Phương pháp:
X chỉ gồm các hiđrocacbon (thành phần chứa C, H)
Bảo toàn nguyên tố C, H tính được mol của C, H
Tính khối lượng của hỗn hợp X: mX = mC + mH
Hướng dẫn giải:
Ta thấy X chỉ gồm các hiđrocacbon (thành phần chứa C, H)
Bảo toàn nguyên tố C
\(\to {{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{4,4}{44}=0,1\left( mol \right)\)
Bảo toàn nguyên tố H
\({{n}_{H}}=2{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\left( \frac{2,52}{18} \right)=0,28\left( mol \right)\)
Vì X chỉ chứa C, H nên khối lượng của X là:
mX = mC + mH = 0,1.12 + 0,28.1 = 1,48 (g)
Đáp án A
Câu 8:
Phương pháp: Xem lại bài ancol
ROH + R’OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) ROR’ + H2O
Hướng dẫn giải:
CH3OH + CH3OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) CH3OCH3 + H2O
(viết gọn: 2CH3OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) CH3OCH3 + H2O)
C2H5OH + C2H5OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) C2H5OC2H5 + H2O
(viết gọn: 2C2H5OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) C2H5OC2H5 + H2O)
CH3OH + C2H5OH \(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,dac,{{140}^{o}}}\) CH3OC2H5 + H2O
Vậy có thể thu được tối đa 3 ete.
Đáp án B
Câu 9:
Phương pháp: Xem lại bài anđehit
Hướng dẫn giải: Fomalin là dung dịch 37 – 40% fomanđehit (HCHO) trong nước.
Đáp án D
Câu 10:
Phương pháp:
- Từ cấu tạo suy ra tính chất hóa học khác nhau của 2 ancol.
- Chọn thuốc thử phù hợp để phân biệt 2 ancol.
Hướng dẫn giải:
Nhận biết hai chất glixerol và etanol thì ta sử dụng Cu(OH)2:
+ Không hiện tượng → Etanol
+ Tạo dung dịch có màu xanh lam đặc trưng → Glixerol
PTHH:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (phức màu xanh lam) + 2H2O
Đáp án A
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp:
Xem lại tính chất hóa học của ankan, anken, ancol.
Hướng dẫn giải:
a) CH4 + Cl2 (tỉ lệ 1:1) \(\xrightarrow{as}\) CH3Cl + HCl
b) CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3 (A)
c) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
d) CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Câu 2:
Phương pháp:
a) Viết PTHH: 2ROH + 2Na → 2RONa + H2
b) Đặt = x mol và = y mol
có hệ phương trình về mhỗn hợp và nH2
→ x và y
Hướng dẫn giải:
a) Các PTHH:
2CH3OH + 2Na → 2CH3ONa + H2
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b)
Đặt = x mol và = y mol thì:
Thành phần % mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu là:
\(%{{m}_{C{{H}_{3}}OH}}=\frac{0,2.32}{11}.100%=58,2%\)
\(%{{m}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=100%-58,2%=41,8%\)
Câu 3:
Phương pháp:
Quy đổi Y thành C và H
Bảo toàn C có nC(Y) = nCO2
BTKL có mX = mY → mH(Y) → nH(Y)
Bảo toàn H có nH2O = \(\frac{1}{2}{{n}_{H}}\)→ a
Bảo toàn O co 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → V
Hướng dẫn giải:
Quy đổi Y thành C và H
Ta có: \({{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,92}{22,4}=0,8\left( mol \right)\)
Bảo toàn C cho phản ứng đốt cháy Y
→ nC(Y) = = 0,8 (mol)
Bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY = 12,8 (g)
Mà Y gồm C, H nên: mY = mC(Y) + mH(Y)
→ mH(Y) = mY - mC(Y) = 12,8 - 0,8.12 = 3,2 gam
→ nH(Y) = 3,2 mol
Bảo toàn H cho phản ứng đốt cháy Y
→ = 0,5.nH(Y) = 1,6 mol
→ a = = 28,8 gam
Bảo toàn O cho phản ứng đốt cháy Y
→ 2 = 2 + → 2 = 2.0,8 + 1,6
→ = 1,6 mol
→ V = 1,6.22,4 = 35,84 gam
Unit 7: Artists
Unit 10: Nature In Danger - Thiên nhiên đang lâm nguy
Giáo dục pháp luật
Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11