Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 2
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 5
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 6
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 7
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 8
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 11
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 12
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 13
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 14
Đề kiểm tra 1 tiết - Đề số 15
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tây Hồ
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hai Bà Trưng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đan Phượng
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Ba Đình
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD & ĐT Bến Tre
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 Trường THCS Châu Văn Biếc
Đề bài
Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
3. Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.
4. Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Câu 2: (6.0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.
Lời giải chi tiết
Câu 1
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Những ngôi sao xa xôi
Cách giải:
- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi
- Tác giả: Lê Minh Khuê
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
3. Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. |
Phương pháp: căn cứ các phép liên kết đã học
Cách giải:
- Phép liên kết: phép thế (Thần chết được thế bằng “hắn ta”)
4. Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích “dũng cảm” là gì? Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp.
- Biểu hiện lòng dũng cảm: dám đứng ra tố cáo cái xấu, cái ác; bảo vệ cái đẹp, cái thiện lương; dám đương đầu với khó khăn, thử thách, …
- Ý nghĩa lòng dũng cảm: giúp cho cuộc sống của bản thân và xã hội trở nên tốt đẹp
- Dẫn chứng.
- Phê phán những kẻ nhát gan, luôn sống trong sợ hãi.
- Liên hệ bản thân: chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 2
Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.
Tác phẩm:
- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.
- In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.
- Hai khổ thơ đầu cho thấy tình cảm thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác.
2. Phân tích
2.1 Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:
- Đầu tiên là sự bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.
+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.
=> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.
- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:
+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.
+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác.
=> Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.
2.2 Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:
- Đứng trước lăng Bác là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.
+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.
+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
=> Khổ thơ thể hiện lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác.
2.3. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng
* Hai câu thơ đầu:
- Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”:
+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.
+ Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời.
* Hai câu thơ tiếp theo:
- Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước
- “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
=> Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi
2.4. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng
- Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim -> để dâng tiếng hót
+ Muốn làm đóa hoa -> dâng hương sắc
+ Muốn làm cây tre -> trung hiếu
-> Điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ.
-> Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hóa thân vào thiên nhiên để được gần Bác
-> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác
- Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc => khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
* Những điều cần làm để xứng đáng với công lao của Bác
- Là học sinh cần phải cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
3. Tổng kết
Nội dung:
+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.
+ Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.
Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.
+ Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.
+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
CHƯƠNG IV. ĐA PHƯƠNG TIỆN
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9