Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
Câu 1: Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(0,0625?\)
A. \(\dfrac{1}{4}\) B. \(\dfrac{1}{8}\) C. \(\dfrac{1}{{16}}\) D. \(\dfrac{1}{{125}}\)
Câu 2: Kết quả của phép tính: \({\left( {0,08} \right)^6}{.10^6}\) là:
A. \(0,{8^6}\) B. \({8^6}\)
C. \({10.8^6}\) D. \(0,8^{12}\)
Câu 3: So sánh \(2 + \sqrt {37} \) và \(6 + \sqrt 2 \)?
A. \(2 + \sqrt {37} > 6 + \sqrt 2 \) B. \(2 + \sqrt {37} < 6 + \sqrt 2 \)
C. \(2 + \sqrt {37} = 6 + \sqrt 2 \) D. Không so sánh được
Câu 4: Chọn câu đúng:
A. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(m,\) có vô số đường thẳng song song với \(m.\)
B. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(m,\) có duy nhất một đường thẳng song song với \(m.\)
C. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(d,\) có hai đường thẳng phân biệt cùng song song với \(d.\)
D. Nếu hai đường thẳng \(AB\) và \(AC\) cùng song song với đường thẳng \(d\) thì hai đường thẳng \(AB\) và \(AC\) song song với nhau.
Câu 5: Cho góc bẹt \(xOy\). Vẽ tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\). Vẽ tia \(Om\) là phân giác của góc \(xOz\). Vẽ tia \(On\) là tia phân giác của góc \(zOy\). Tính số đo góc \(mOn?\)
A. \(\angle mOn = {30^0}\) B. \(\angle mOn = {60^0}\) C. \(\angle mOn = {90^0}\) D. \(\angle mOn = {120^0}\)
Câu 6: Cho hình vẽ, biết \(AE\,//\,BD,\,\angle ABD = {90^o},\,\angle AED = {55^o}.\) Số đo góc \(\angle BAE\) và \(\angle BDE\) lần lượt là:
A. \({90^o},\,{55^o}\) B. \({90^o},\,{125^o}\) C. \({55^o},\,{90^o}\) D. \({35^o},\,{55^o}\)
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Bài 1: (1,5 điểm)
Thực hiện phép tính:
a) \(\left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}} + \left( { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}}\) b) \(\dfrac{{{{27}^{10}}{{.16}^{25}}}}{{{6^{30}}{{.32}^{15}}}}\)
c) \(\sqrt {144} + \sqrt {49} - 25\sqrt {\dfrac{4}{{25}}} \)
Bài 2: (1,5 điểm)
Tìm \(x\), biết:
a) \(\left( { - 1\dfrac{1}{2}} \right) + \left( {\dfrac{4}{5} + x} \right) = 0,5\) b) \({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = \dfrac{1}{9}\)
c) \(5.\sqrt x - \sqrt {\dfrac{1}{{25}}} = 0\)
Bài 3: (1,5 điểm)
Cho hình vẽ bên dưới, biết hai đường thẳng \(m\) và \(n\) song song với nhau. Tính số đo các góc \(\angle {B_1},\,\angle {B_2},\,\angle {B_3},\,\angle {B_4}\)?
\
Bài 4: (2 điểm)
Cho hình vẽ, biết \(\angle xBA = {48^o},\,\angle BCD = {48^o},\,\angle BAD = {135^o}.\)
a) Chứng minh \(AB\,//\,CD.\)
b) Hãy tính số đo góc \(\angle ADC.\)
Bài 5: (0,5 điểm) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \(A = - \sqrt {{x^2} + 36} + 2025.\)
Lời giải
Phần I: Trắc nghiệm
1.C | 2.A | 3.A | 4.B | 5.C | 6.B |
Câu 1:
Đưa số thập phân về phân số.
Cách giải:
Ta có: \(0,0625 = \dfrac{{625}}{{10000}} = \dfrac{{625:625}}{{10000:625}} = \dfrac{1}{{16}}\)
Vậy phân số biểu diễn số hữu tỉ \(0,0625\) là \(\dfrac{1}{{16}}\).
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Vận dụng công thức tính lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa: \({\left( {x.y} \right)^n} = {x^n}.{y^n}\)
Cách giải:
\({\left( {0,08} \right)^6}{.10^6} = {\left( {0,08.10} \right)^6} = 0,{8^6}\)
Chọn A.
Câu 3:
Phương pháp:
So sánh từng số hạng của tổng.
Cách giải:
Ta có: \(2 = \sqrt {{2^2}} = \sqrt 4 \,\,;\,\,6 = \sqrt {{6^2}} = \sqrt {36} \)
Vì \(4 > 2\) nên \(\sqrt 4 > \sqrt 2 \) hay \(2 > \sqrt 2 \)
\(37 > 36\) nên \(\sqrt {37} > \sqrt {36} \) hay \(\sqrt {37} > 6\)
Do đó, \(2 + \sqrt {37} > 6 + \sqrt 2 \)
Chọn A.
Câu 4:
Phương pháp:
Tiên đề Euclid: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đướng thẳng đó.
Cách giải:
A. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(m,\) có vô số đường thẳng song song với \(m.\) \( \Rightarrow \) Sai
B. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(m,\) có duy nhất một đường thẳng song song với \(m.\) \( \Rightarrow \) Đúng
C. Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(d,\) có hai đường thẳng phân biệt cùng song song với \(d.\)\( \Rightarrow \) Sai
D. Nếu hai đường thẳng \(AB\) và \(AC\) cùng song song với đường thẳng \(d\) thì hai đường thẳng \(AB\) và \(AC\) song song với nhau. \( \Rightarrow \) Sai
Chọn B.
Câu 5:
Phương pháp:
\(Oz\) là tia phân giác của góc \(xOy\) thì ta có: \(\angle xOz = \angle zOy = \dfrac{{\angle xOy}}{2}\)
Cách giải:
Vì \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOz\) nên \(\angle zOm = \dfrac{{\angle xOz}}{2}\) hay \(\angle xOz = 2.\angle zOm\)
Vì \(On\) là tia phân giác của góc \(zOy\) nên \(\angle nOz = \dfrac{{\angle zOy}}{2}\) hay \(\angle zOy = 2.\angle nOz\)
Vì \(\angle xOz\) và \(\angle zOy\) là hai góc kề bù nên \(\angle xOy + \angle zOy = {180^0}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 2.\angle zOm + 2.\angle nOz = {180^0}\\ \Rightarrow 2.\left( {\angle zOm + \angle nOz} \right) = {180^0}\\ \Rightarrow \angle zOm + \angle nOz = {180^0}:2\\ \Rightarrow \angle zOm + \angle nOz = {90^0}\end{array}\)
Vì \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Om\) và \(On\) nên \(\angle zOm + \angle nOz = \angle mOn = {90^0}\)
Vậy \(\angle mOn = {90^0}\)
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp:
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau;
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu đường thẳng c cắt đường thẳng phân biệt ab, và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng hai thì a và b song song với nhau.
- Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì sẽ vuông góc với đường thẳng còn lại.
Cách giải:
Ta có \(\angle ABD = {90^o}\left( {gt} \right) \Rightarrow AB \bot BD\)
Mà \(AE\,//\,BD\,\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow AE \bot AB \Rightarrow \angle BAE = {90^o}\)
Vì \(AE\,//\,BD \Rightarrow \angle EDx = \angle AED = {55^o}\) (đối đỉnh)
Mà \(\angle BDE + \angle EDx = {180^o}\) (hai góc kề bù)
\( \Rightarrow \angle BDE = {180^o} - {55^o} = {125^o}\)
Chọn B.
Phần II. Tự luận:
Bài 1:
Phương pháp:
a) Thực hiện các phép toán với các số hữu tỉ, sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.c + b.c = c.\left( {a + b} \right)\)
b) Vận dụng quy tắc tính lũy thừa của một lũy thừa: Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ: \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\).
Vận dụng quy tắc tính thương của hai lũy thừa cùng cơ số: \({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\,\left( {x \ne 0;m \ge n} \right)\).
d) Tính căn bậc hai của một số thực: \(\sqrt {{a^2}} = a(a \ge 0)\)
Cách giải:
a) \(\left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}} + \left( { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right):\dfrac{5}{{11}}\)
\(\begin{array}{l} = \left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3}} \right).\dfrac{{11}}{5} + \left( { - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{3}} \right).\dfrac{{11}}{5}\\ = \left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{2}{3} + \dfrac{{ - 1}}{4} + \dfrac{1}{3}} \right).\dfrac{{11}}{5}\\ = \left[ {\left( { - \dfrac{3}{4} + \dfrac{{ - 1}}{4}} \right) + \left( {\dfrac{2}{3} + \dfrac{1}{3}} \right)} \right].\dfrac{{11}}{5}\\ = \left( {\dfrac{{ - 4}}{4} + \dfrac{3}{3}} \right).\dfrac{{11}}{5}\\ = \left( { - 1 + 1} \right).\dfrac{{11}}{5}\\ = 0.\dfrac{{11}}{5} = 0\end{array}\)
b)
\(\dfrac{{{{27}^{10}}{{.16}^{25}}}}{{{6^{30}}{{.32}^{15}}}}\)
\(\begin{array}{l} = \dfrac{{{{\left( {{3^3}} \right)}^{10}}.{{\left( {{2^4}} \right)}^{25}}}}{{{{\left( {2.3} \right)}^{30}}.{{\left( {{2^5}} \right)}^{15}}}} = \dfrac{{{3^{3.10}}{{.2}^{4.25}}}}{{{2^{30}}{{.3}^{30}}{{.2}^{5.15}}}}\\ = \dfrac{{{3^{30}}{{.2}^{100}}}}{{{2^{30}}{{.3}^{30}}{{.2}^{75}}}} = \dfrac{{{2^{100}}}}{{{2^{30 + 75}}}}\\ = \dfrac{{{2^{100}}}}{{{2^{105}}}} = \dfrac{1}{{{2^5}}} = \dfrac{1}{{32}}\end{array}\)
c)
\(\begin{array}{l}\sqrt {144} + \sqrt {49} - 25\sqrt {\dfrac{4}{{25}}} \\ = 12 + 7 - 25.\dfrac{2}{5}\\ = 19 - 10\\ = 9\end{array}\)
\(\)
Bài 2:
Phương pháp:
a) Thực hiện các phép toán với số hữu tỉ, vận dụng quy tắc chuyển vế tìm \(x\)
b) Giải \({\left[ {A\left( x \right)} \right]^2} = {a^2} = {\left( { - a} \right)^2}\)
Trường hợp 1: \(A\left( x \right) = a\)
Trường hợp 2: \(A\left( x \right) = - a\)
c) Vận dụng kiến thức căn bậc hai số học của số thực, tìm \(x\)
d) \(\left| x \right| = a\)
Trường hợp \(a < 0\), khi đó phương trình không có nghiệm \(x\)
Trường hợp \(a > 0\), vận dụng kiến thức giá trị tuyệt đối của một số thực: \(\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x > 0\\ - x\,\,\,khi\,\,x < 0\\0\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x = 0\end{array} \right.\)
Cách giải:
a) \(\left( { - 1\dfrac{1}{2}} \right) + \left( {\dfrac{4}{5} + x} \right) = 0,5\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{ - 3}}{2} + \dfrac{4}{5} + x = \dfrac{1}{2}\\x = \dfrac{1}{2} - \left( { - \dfrac{3}{2}} \right) - \dfrac{4}{5}\\x = \dfrac{1}{2} + \dfrac{3}{2} - \dfrac{4}{5}\\x = \dfrac{4}{2} - \dfrac{4}{5}\\x = 2 - \dfrac{4}{5}\\x = \dfrac{{10}}{5} - \dfrac{4}{5}\\x = \dfrac{6}{5}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{6}{5}\)
b) \({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = \dfrac{1}{9}\)
\({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^2} = {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^2}\)
Trường hợp 1: \(\begin{array}{l}x - \dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{3}\\x = \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{3}\\x = \dfrac{2}{3}\end{array}\) | Trường hợp 2: \(\begin{array}{l}x - \dfrac{1}{3} = - \dfrac{1}{3}\\x = \dfrac{{ - 1}}{3} + \dfrac{1}{3}\\x = 0\end{array}\)
|
Vậy \(x \in \left\{ {\dfrac{2}{3};0} \right\}\)
c) \(5.\sqrt x - \sqrt {\dfrac{1}{{25}}} = 0\)
\(\begin{array}{l}5.\sqrt x - \dfrac{1}{5} = 0\\5.\sqrt x = \dfrac{1}{5}\\\sqrt x = \dfrac{1}{5}:5 = \dfrac{1}{5}.\dfrac{1}{5} = \dfrac{1}{{25}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}\sqrt x = \sqrt {{{\left( {\dfrac{1}{{25}}} \right)}^2}} \\ \Rightarrow x = \dfrac{1}{{625}}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{1}{{625}}\)
Bài 3:
Phương pháp:
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau;
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
Cách giải:
Vì \(m\,//\,n \Rightarrow \angle {B_1} = \angle mAB = {80^o}\) (hai góc so le trong)
Mà \(\angle {B_1} + \angle {B_2} = {180^o}\) (hai góc kề bù) \( \Rightarrow \angle {B_2} = {180^o} - \angle {B_1} = {180^o} - {80^o} = {100^o}\)
Mà \(\angle {B_3} = \angle {B_1}\) (hai góc đối đỉnh) \( \Rightarrow \angle {B_3} = {80^o}\)
Tương tự \(\angle {B_4} = \angle {B_2} = {100^o}.\)
Bài 4:
Phương pháp:
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau;
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu đường thẳng c cắt đường thẳng phân biệt ab, và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng hai thì a và b song song với nhau.
Cách giải:
a) Ta có \(\angle xBA = {48^o},\,\angle BCD = {48^o}\,\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow \angle xBA = \angle BCD\,\left( { = {{48}^o}} \right)\)
Mà hai góc trên ở vị trí đồng vị
\( \Rightarrow AB\,//\,CD\,\left( {dhnb} \right)\)
b) Vì \(AB\,//\,CD\,\left( {cmt} \right) \Rightarrow \angle yAB = \angle ADC\) (hai góc đồng vị)
Ta lại có:
\(\angle yAB + \angle BAD = {180^o}\) (hai góc kề bù)
\(\angle yAB + {135^o} = {180^o}\, \Rightarrow \angle yAB = {180^o} - {135^o} = {45^o}\)
\( \Rightarrow \angle ADC = \angle yAB = {45^o}.\)
Bài 5:
Phương pháp:
Đánh giá biểu thức \(A \le k\left( {k \in \mathbb{R}} \right) \Rightarrow MaxA = k\)
Chú ý: Bình phương 1 số luôn lớn hơn hoặc bằng 0
Cách giải:
Ta có: \({x^2} \ge 0\) với mọi số thực \(x\) nên \({x^2} + 36 \ge 36\) với mọi số thực \(x\).
Suy ra \(\sqrt {{x^2} + 49} \ge \sqrt {49} = 7\) với mọi số thực \(x\).
Do đó, \( - \sqrt {{x^2} + 49} \le - 7\) với mọi số thực \(x\).
Suy ra \(A = - \sqrt {{x^2} + 49} + 2023 \le - 7 + 2023 = 2016\) hay \(A \le 2016\) với mọi số thực \(x\).
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \)\({x^2} = 0\)\( \Leftrightarrow \)\(x = 0\).
Vậy \(MaxA = 2016\) khi x = 0
Bài 9: Tùy bút và tản văn
Chương III. Tốc độ
Bài 4. Nghị luận văn học
Revision (Units 1-2)
Unit 8: Films
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7