Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho nhận.
D. liên kết đơn.
Câu 2: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi tinh khiết thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
C. chỉ có các nguyên tố C, H.
D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.
Câu 3: Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 5: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6.
II. Tự luận
Câu 1. Khi phân tích định lượng một hợp chất hữa cơ X thì thu được 54,5% cacbon; 9,1% hiđro và còn lại là oxi. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.
Câu 2. Một hỗn hợp X gồm 0,2 mol C4H6; 0,3 mol C4H8 và 0,3 mol một hiđrocacbon Z. Phân tử khối trung bình của X là 56,25. Hỏi công thức phân tử của hiđrocacbon Z là gì?
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1. A | 2. B | 3. C | 4. B | 5. B |
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
Đáp án A
Câu 2:
Khi đốt X trong oxi:
- Thu được CO2 \( \to\) X có chứa C
- Thu được H2O \( \to\) X có chứa H
- Thu được N2 \( \to\) X có chứa N
Vậy X có chứa C, H, N và có thể có O.
Đáp án B
Câu 3:
Các chất có đồng phân hình học là
CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH.
Đáp án C
Câu 4:
Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
Đáp án B
Câu 5:
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
Đáp án B
II. Tự luận
Câu 1.
Gọi công thức tổng quát của X là: CxHyOz
Theo đề bài ra, ta có:
%mC = 54,5%; %mH = 9,1% và %mO = 36,4%
Lập tỉ lệ: \(x:y:z = \dfrac{{54,5}}{{12}}:\dfrac{{9,1}}{1}:\dfrac{{36,4}}{{16}} \)\(\,= 2:4:1\)
\( \Rightarrow \) CTN của X: (C2H4O)n
Với MX = 88 \( \Rightarrow n = 2\)
Vậy công thức phân tử là: C4H8O2.
Câu 2.
Ta có:
\({\overline M _X} = \dfrac{{0,2 \times 54 + 0,3 \times 56 + 0,3\left( {12x + y} \right)}}{{0,8}} = 56,25\)
\( \Leftrightarrow 12x + y = 58\) (x, y nguyên dương)
Vậy nghiệm hợp lí: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 10\end{array} \right.\)
Vậy công thức phân tử: C4H10.
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút - Chương III - Hóa học 11
Unit 6: High-flyers
A - KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Chuyên đề 1. Phép biến hình phẳng
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11