Câu 1
Câu 1
Trình bày những yêu câu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Viết trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (có thể là con người, sự việc ... )
- Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
+ Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
+ Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
Bố cục bài viết gồm ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
Câu 2
Câu 2
Khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, làm thế nào để thể hiện tình cảm của người viết một cách chân thực, thuyết phục?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Viết trong SGK
Lời giải chi tiết:
Để thể hiện tình cảm một cách chân thực, thuyết phục bài văn biểu cảm về con người, sự việc, cần:
- Xác định đúng cảm xúc về đối tượng.
- Tình cảm được thể hiện phải chân thực, trong sáng.
- Kết hợp được miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
- Trỉnh bày các ý một cách rõ ràng, mạch lạc.
Câu 3
Câu 3
Vẽ sơ đồ dàn ý cho đề bài sau:
Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em.
Phương pháp giải:
Em có thể dùng mẫu sơ đồ dưới đây để lập dàn ý cho bài văn:
MỞ BÀI | - Giới thiệu cảm xúc của người viết về đối tượng (sự việc): ………………………………………………………………………… - Cảm xúc đó được biểu hiện như thế nào/ gắn với sự việc, sự kiện gì ………………………………………………………………………… |
THÂN BÀI | 1. Trình bày: - Cảm xúc về đối tượng, sự việc:................... 2. Lí giải cảm xúc: - Kết hợp với yếu tố tự sự thứ nhất:.................................. - Kết hợp với yếu tố tự sự thứ hai:.............................. - Kết hợp với yếu tố miêu tả thứ nhất:................................. - Kết hợp với yếu tố miêu tả thứ hai:.......................... |
KẾT BÀI | - Khẳng định lại cảm xúc:........................ - Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân:.............................. |
Lời giải chi tiết:
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân
Chương 6: Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Phần Địa lí
Chủ đề 4: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7