Bài tập đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng trang 3 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đẽo cày giữa đường trang 7 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân trang 11 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 13 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Những cánh buồm trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mây và sóng trang 18 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 23 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 24 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 25 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất trang 28 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 29 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Cây tre Việt Nam trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Người ngồi đợi trước hiên nhà trang 33 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
Câu 1
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bài Mây và sóng của Ta-to được viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Thơ văn xuôi
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số chữ trong từng câu
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 2
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương thức biểu đạt nào không có trong bài thơ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Phương pháp giải:
Đọc và xác định phương thức biểu đạt của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 3
Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với
bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời,
cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm soa có thể rời mẹ
mà đến được?”
Thế là họ mỉm cười bay đi
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm
a) Em bé đã tưởng tượng ra điều? Những điều đó có đặc điểm như thế nào?
b) Những dòng thơ nào cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ? Đó là tình cảm gì?
c) Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời
Lời giải chi tiết:
a) Em bé đã tưởng tượng ra trên mây có người gọi và nói với em về việc họ được tự do, tha hồ vui chơi từ sáng tới chiều. Em bé cũng muốn lên đó và họ bày cách cho em lên cùng với họ. Nhưng sau đó, em nói với họ rằng mẹ em đang đợi em ở nhà, em không rời mẹ để đến với họ được. Rồi họ mỉm cười bay đi. Những điều mà em bé tưởng tượng ra rất thú vị, đẹp đẽ, lung linh, kì ảo. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên rất thơ mộng, cuốn hút các em nhỏ.
b) Những dòng thơ cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ:
- “Mẹ mình đang đợi ở nhà.” – con bảo — “Làm sao có thể rời mẹ
mà đến được?”.
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những dòng thơ trên cho thấy em bé rất yêu thương mẹ, luôn ở bên mẹ, không muốn rời xa mẹ. Em bé còn tưởng tượng ra trò chơi của mình và mẹ ngay trong ngôi nhà của mình. Trò chơi ấy cũng hấp dẫn không kém trò chơi trên mây, mà em vẫn có mẹ ở bên để che chở, vỗ về.
c) Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh trí tưởng tượng phong phú và sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của em bé. Đồng thời, ca ngợi sức mạnh của tình mẫu tử – một trong những điều mang lại hạnh phúc đích thực cho con người ngay ở nơi trần gian, trong ngôi nhà của mỗi chúng ta.
Câu 4
Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Sức hấp dẫn của những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” nằm trong lời kể của họ với em bé: đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em.
- Em bé không tham gia vì không muốn rời xa mẹ, không muốn mẹ phải lo buồn, điều này thể hiện tình thương yêu mẹ của em bé.
Câu 5
Câu 5 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 4, SGK) Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có “mây” (vì chính em đã là mây) mà còn có “trăng” (hiện thân của mẹ), không chỉ được vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống dưới một “mái nhà” – nơi đó em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng từ mẹ; em không chỉ có “sóng” (vì chính em đã là sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” (hiện thân của mẹ), bến bờ bao dung, luôn rộng mở đón em. Như vậy, không những em không phải “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và "trong sóng".
Câu 6
Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 6, SGK) Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Thông điệp của nhà thơ:
- Ca ngợi tình mẹ con.
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc (trong đó có tình mẫu tử).
- Trí tưởng tượng của tuổi thơ vô cùng phong phú, nhưng hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo nên.
- Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.
Câu 7
Câu 7 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Người mẹ thường có những việc làm giúp con cái phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần (tình cảm, trí tuệ). Việc làm hay trò chơi nào mẹ chơi với em lúc nhỏ khiến em yêu thích nhất? Hãy nêu ngắn gọn về điều đó
Phương pháp giải:
Nêu kỉ niệm về những trò chơi của em với mẹ
Lời giải chi tiết:
Người mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển thật khỏe mạnh, lanh lợi và thông minh. Và mẹ em cũng vậy, mẹ rất thích cùng em chơi những trò chơi bổ ích. Cờ vua chính là một bộ môn vừa chơi vừa học đòi hỏi sự suy nghĩ, sự xây dựng chiến lược và đưa ra những bước đi có đường lối đúng đắn. Em rất thích chơi cờ vua với mẹ, bộ môn này giúp hai mẹ con có thể trao đổi, phản biện và gắn kết hơn.
Câu 8
Câu 8 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc bài thơ Xứ thần tiên và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hãy cho biết: Em bé trong bài thơ có những suy nghĩ và tình cảm như thế nào đối với ngôi nhà của mình? Theo em bé, nơi đâu là “xứ thần tiên”? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và tình cảm đó của em bé?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định suy nghĩ và tình cảm của em bé
Lời giải chi tiết:
Theo em bé, ngôi nhà của em chính là “xứ thần tiên” – nơi đó có cung điện (có vua, hoàng hậu, công chúa), người thợ cạo trong câu chuyện sống.
Điều đó cho thấy em bé rất yêu quý ngôi nhà của mình. Với trí tưởng tượng phong phú, em bé hình dung ra đó là nơi đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Fun Time
Unit 5: Food and Drinks
Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học
Bài 1. Bầu trời tuổi thơ
Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7