Đề bài
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S
Một hình chữ nhật có chiều rộng 7cm, chiều dài 15cm.
a) Tỉ số của chiều rộng và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{7}{{15}}\).
b) Tỉ số của chiều dài và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{{15}}{{22}}\).
c) Tỉ số của chiều rộng và nửa chu vi là \(\dfrac{7}{{22}}\).
d) Tỉ số của chiều dài và chu vi là \(\dfrac{{15}}{{44}}\).
Bài 2. Tìm số có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số bằng 12 và chữ số hàng chục gấp 3 lần chữ số hàng đơn vị.
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 3. Trung bình cộng của hai số là 85. Số thứ nhất bằng \(\dfrac{2}{3}\) số thứ hai. Tìm hai số đó.
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Trong phong trào kế hoạch nhỏ, lớp 4A và lớp 4B góp được 154kg giấy vụn. Tìm số giấy vụn của mỗi lớp, biết rằng \(\dfrac{1}{2}\) số giấy vụn của lớp 4A bằng \(\dfrac{3}{5}\) giấy vụn của lớp 4B.
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Tìm một số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó ta được số mới mà tổng số mới và số phải tìm là 1496.
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức: Tỉ số của a và b là a : b hay \(\dfrac{a}{b}\) (b khác 0).
Cách giải:
Tổng của chiều dài, chiều rộng hay nửa chu vi là:
15 + 7 = 22 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là:
22 × 2 = 44 (cm)
Do đó ta có:
a) Tỉ số của chiều rộng và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{7}{{22}}\).
b) Tỉ số của chiều dài và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{{15}}{{22}}\).
c) Tỉ số của chiều rộng và nửa chu vi là \(\dfrac{7}{{22}}\).
d) Tỉ số của chiều dài và chu vi là \(\dfrac{{15}}{{44}}\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) Tỉ số của chiều rộng và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{7}{{15}}\) (S)
b) Tỉ số của chiều dài và tổng chiều dài, chiều rộng là \(\dfrac{{15}}{{22}}\) (Đ)
c) Tỉ số của chiều rộng và nửa chu vi là \(\dfrac{7}{{22}}\) (Đ)
d) Tỉ số của chiều dài và chu vi là \(\dfrac{{15}}{{44}}\). (Đ)
Bài 2.
Phương pháp:
1. Vẽ sơ đồ: coi chữ số hàng đơn vị (đóng vai trò số bé) gồm 1 phần thì chữ số hàng chục (đóng vai trò số lớn) gồm 3 phần như thế.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Chữ số hàng đơn vị là:
12 : 4 = 3
Chữ số hàng chục là:
12 – 3 = 9
Do đó số cần tìm là 93.
Đáp số: 93
Bài 3.
Phương pháp:
1. Tính tổng của 2 số = số trung bình cộng × 2.
2. Vẽ sơ đồ: coi số thứ nhất (đóng vai trò số bé) gồm 2 phần bằng nhau thì số thứ hai (đóng vai trò số lớn) gồm 5 phần như thế.
3. Tìm tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
5. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
6. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 4 và bước 5 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Cách giải:
Tổng của hai số đó là:
85 × 2 = 170
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số thứ nhất là:
170 : 5 × 2 = 68
Số thứ hai là:
170 – 68 = 102
Đáp số: Số thứ nhất: 68;
Số thứ hai: 102.
Bài 4.
Phương pháp:
1. Tìm tỉ số và vẽ sơ đồ: \(\dfrac{1}{2}\) số giấy vụn của lớp 4A bằng \(\dfrac{3}{5}\) giấy vụn của lớp 4B, hay \(\dfrac{3}{6}\) số giấy vụn của lớp 4A bằng \(\dfrac{3}{5}\) giấy vụn của lớp 4B. Do đó coi số giấy vụn của lớp 4A (đóng vai trò số lớn) gồm 6 phần bằng nhau thì số giấy vụn của lớp 4B (đóng vai trò số bé) gồm 5 phần như thế.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{1}{2} = \dfrac{3}{6}\).
Theo đề bài, \(\dfrac{1}{2}\) số giấy vụn của lớp 4A bằng \(\dfrac{3}{5}\) giấy vụn của lớp 4B, hay \(\dfrac{3}{6}\) số giấy vụn của lớp 4A bằng \(\dfrac{3}{5}\) giấy vụn của lớp 4B. Do đó coi số giấy vụn của lớp 4A gồm 6 phần thì số giấy vụn của lớp 4B gồm 5 phần như thế.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
6 + 5 = 11 (phần)
Số giấy vụn của lớp 4A là :
154 : 11 × 6 = 84 (kg)
Số giấy vụn của lớp 4B là :
154 – 84 = 70 (kg)
Đáp số : Lớp 4A : 84kg giấy vụn ;
Lớp 4B : 70kg giấy vụn
Bài 5.
Phương pháp:
1. Tìm tỉ số và vẽ sơ đồ: Vì viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó ta được số mới nên số mới gấp 10 lần số phải tìm. Do đó coi số phải tìm (đóng vai trò số bé) gồm 1 phần thì số mới (đóng vai trò số lớn) gồm 10 phần như thế.
2. Tìm tổng số phần bằng nhau.
3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
5. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau
Cách giải:
Vì viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó ta được số mới nên số mới gấp 10 lần số phải tìm. Do đó coi số phải tìm gồm 1 phần thì số mới gồm 10 phần như thế.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 10 = 11 (phần)
Số phải tìm là:
1496 : 11 × 1 = 136
Đáp số: 136.
Unit 14: Travelling
Bài tập phát triển năng lực Toán - Tập 2
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Bài 10. Chùa thời Lý
Chủ đề 2. Niềm tự hào của em
SGK Toán Lớp 4
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4