Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1. Nối mỗi hình với phân số chỉ phần tô đậm của hình đó :
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm
A. Phân số \(\dfrac{2}{3}\) có tử số là 2, mẫu số là 3 …
B. Phân số \(\dfrac{3}{5}\) có tử số là 5, mẫu số là 3 …
C. Phân số \(\dfrac{5}{7}\) đọc là bảy phần trăm …
D. Phân số \(\dfrac{3}{8}\) đọc là ba phần tám …
Câu 3. Nối mỗi phép chia với thương của nó viết dưới dạng phân số :
Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Trong các phân số : \(\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{24}}{{32}};\,\,\,\dfrac{{32}}{{36}};\,\,\,\dfrac{9}{{36}}\), phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\) là:
A. \(\dfrac{{13}}{{14}}\) B. \(\dfrac{{24}}{{32}}\)
C. \(\dfrac{{32}}{{36}}\) D. \(\dfrac{9}{{36}}\)
Phần 2. Tự luận
Bài 1. Hãy đọc các số đo đại lượng sau :
\(\dfrac{1}{4}\) yến ; \(\dfrac{3}{5}\) dm ; \(\dfrac{{11}}{{12}}\) giờ ; \(\dfrac{3}{4}\) thế kỉ ; \(\dfrac{{789}}{{1000}}\) km
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 2. Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
9 : 10 ; 18 : 45 ; 115 : 99 ; 75 : 100
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 3. Viết 5 phân số mà mỗi phân số đều bé hơn 1 và có chung mẫu số là 5.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu).
Mẫu: \(8 = \dfrac{8}{1}\). 5 = … ; 2 = … ; 30 = … ; 99 = ….
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với 4 ta được phân số \(\dfrac{{16}}{{36}}\). Hỏi phân số đó là bao nhiêu ?
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Phân số chỉ phần tô đậm của mỗi hình có tử số là số phần được tô đậm và mẫu số là tổng số phần có trong hình đó.
Cách giải:
Câu 2.
Phương pháp:
- Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
- Để đọc phân số trước tiên ta đọc tử số, đọc “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Cách giải:
Ta có:
A. Phân số \(\dfrac{2}{3}\) có tử số là 2, mẫu số là 3;
B. Phân số \(\dfrac{3}{5}\) có tử số là 3, mẫu số là 5;
C. Phân số \(\dfrac{5}{7}\) đọc là năm phần bảy;
D. Phân số \(\dfrac{3}{8}\) đọc là ba phần tám.
Vậy ta có kết quả như sau:
A. Phân số \(\dfrac{2}{3}\) có tử số là 2, mẫu số là 3. Đ
B. Phân số \(\dfrac{3}{5}\) có tử số là 5, mẫu số là 3. S
C. Phân số \(\dfrac{5}{7}\) đọc là bảy phần trăm. S
D. Phân số \(\dfrac{3}{8}\) đọc là ba phần tám. Đ
Câu 3.
Phương pháp:
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Cách giải:
Câu 4.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 8}}{{4 \times 8}} = \dfrac{{24}}{{32}}\).
Vậy trong các phân số đã cho, phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{4}\) là \(\dfrac{{24}}{{32}}\).
Chọn đáp án B.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
- Để đọc các số đo đại lượng đã cho ta đọc phân số trước, sau đó đọc tên đơn vị đo đại lượng.
- Cách đọc phân số: để đọc phân số trước tiên ta đọc tử số, đọc “phần”, sau đó đọc mẫu số.
Cách giải:
\(\dfrac{1}{4}\) yến đọc là : một phần tư yến ;
\(\dfrac{3}{5}\)dm đọc là : ba phần năm đề-xi-mét ;
\(\dfrac{{11}}{{12}}\) giờ đọc là : mười một phần mười hai giờ ;
\(\dfrac{3}{4}\) thế kỉ đọc là : ba phần tư thế kỉ ;
\(\dfrac{{789}}{{1000}}\) km đọc là : bảy trăm tám mươi chín phần một nghìn ki-lô-mét.
Bài 2.
Phương pháp:
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Cách giải:
9 : 10 = \(\dfrac{9}{{10}}\) ; 18 : 45 = \(\dfrac{{18}}{{45}}\) ;
115 : 99 = \(\dfrac{{115}}{{99}}\); 75 : 100 = \(\dfrac{{75}}{{100}}\)
Bài 3.
Phương pháp:
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Cách giải:
Các phân số đều bé hơn 1 và có chung mẫu số là 5 là:
\(\dfrac{4}{5}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{3}{5}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{2}{5}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{1}{5}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{0}{5}.\)
Bài 4.
Phương pháp:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
Cách giải:
5 = \(\dfrac{5}{1}\) ; 2 = \(\dfrac{2}{1}\) ;
30 = \(\dfrac{{30}}{1}\) ; 99 = \(\dfrac{{99}}{1}\).
Bài 5.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Cách giải:
Phân số cần tìm là:
\(\dfrac{{16}}{{36}} = \dfrac{{16:4}}{{36:4}} = \dfrac{4}{9}\).
Thử lại: \(\dfrac{4}{9} = \dfrac{{4 \times 4}}{{9 \times 4}} = \dfrac{{16}}{{36}}\).
Vậy phân số cần tìm là \(\dfrac{4}{9}\).
Unit 16: Let's go to the bookshop
Review 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường
Chủ đề: Yêu lao động
SGK Toán Lớp 4
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4