Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học - KHTN 7 Chân trời sáng tạo
CH tr 37 MĐ
Ở điều kiện thường, các nguyên tử khí hiếm thường trơ, bền và chỉ tồn tại độc lập, trong khi các nguyên tử của nguyên tố khác lại có xu hướng kết hợp với nhau. Các nguyên tử của nguyên tố kết hợp với nhau theo quy tắc nào? |
Lời giải chi tiết:
Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron
=> Các nguyên tử của nguyên tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhường, nhận hoặc dùng chung electron
CH tr 37 CH
Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại ở Hình 6.1 có những điểm giống và khác nhau gì? |
Phương pháp giải:
- So sánh số electron lớp ngoài cùng và số lớp electron của các nguyên tử
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau: Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
- Khác nhau:
+ Nguyên tử Ne có 2 lớp electron
+ Nguyên tử Ar có 3 lớp electron
+ Nguyên tử Kr có 4 lớp electron
+ Nguyên tử Xe có 5 lớp electron
CH tr 38 CH
Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?
|
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử Mg cho đi 2 electron ở lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Sự tạo thành ion sodium: Nguyên tử sodium (Na) cho đi 1 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Na+
- Sự tạo thành ion magnesium: Nguyên tử magnesium (Mg) cho đi 2 electron lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Mg2+
=> Sau khi nhường electron, ion sodium và ion magnesium đều có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Neon (Ne)
CH tr 38 LT
Hãy xác định vị trí của aluminium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion aluminium từ nguyên tử aluminium |
Phương pháp giải:
- Aluminium là nguyên tố kim loại => Có xu hướng nhường electron
- Aluminium có 3 electron ở lớp ngoài cùng => Nhường đi 3 electron
Lời giải chi tiết:
- Trong bảng tuần hoàn, aluminium thuộc ô màu xanh nằm ở
+ Nhóm IIIA => Có 3 electron ở lớp ngoài cùng
+ Chu kì 3 => Có 3 lớp electron
- Nguyên tố aluminium là nguyên tố kim loại có 3 electron ở lớp ngoài cùng
=> Có xu hướng nhường đi 3 electron tạo thành ion dương aluminum (Al3+)
- Sơ đồ tạo thành ion aluminium:
CH tr 38 CH
Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?
|
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Cl nhận thêm 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử Mg nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Sự tạo thành ion chloride: Nguyên tử chlorine (Cl) nhận thêm 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm Cl-
- Sự tạo thành ion oxide: Nguyên tử oxygen (O) nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm O2-
- Sau khi nhận electron, ion chloride có 3 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Neon (Ne)
- Sau khi nhận electron, ion oxide có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử Argon (Ar)
CH tr 39 LT
Xác định vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion sulfide (S2-) từ nguyên tử sulfur |
Phương pháp giải:
- Sulfur là nguyên tố phi kim => Có xu hướng nhận electron
- Aluminium có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Nhận thêm 2 electron
Lời giải chi tiết:
- Trong bảng tuần hoàn, sulfur thuộc ô màu hồng nằm ở
+ Nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng
+ Chu kì 3 => Có 3 lớp electron
- Nguyên tố sulfur là nguyên tố phi kim có 6 electron ở lớp ngoài cùng
=> Có xu hướng nhận thêm 2 electron tạo thành ion âm sulfide (S2-)
- Sơ đồ tạo thành ion sulfide:
CH tr 39 CH
Quan sát Hình 6.4a, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống
|
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Na nhường 1 electron cho nguyên tử Cl
- Nguyên tử Cl nhận thêm 1 electron từ nguyên tử Na
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử Na nhường 1 electron cho nguyên tử Cl, tạo thành ion dương
- Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na, tạo thành ion âm
=> Ion dương và ion âm mang điện tích trái dấu nên hút nhau, tạo thành liên kết ion
- Ứng dụng của sodium chloride
+ Sát trùng vết thương, cung cấp muối khoáng cho cơ thể bị thiếu nước
+ Dùng làm gia vị, bảo quản thực phẩm, khử mùi, kiểm soát quá trình lên men
+ Trị cảm lạnh, tiêu độc, làm trắng, chữa viêm, hôi miệng
+ Dùng chăm sóc sức khỏe gia súc, gia cầm, làm thành phần phân bón cho cây trồng
CH tr 39 LT
Hãy vẽ sơ đồ và mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide
|
Phương pháp giải:
Magnesium oxide được tạo thành từ ion Mg2+ và ion O2-
=> Nguyên tử Mg đã nhường 2 electron cho nguyên tử O
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử Mg (có số hiệu nguyên tử = 12) nhường 2 electron cho O, tạo thành ion Mg2+
- Nguyên tử O (có số hiệu nguyên tử = 8) nhận 2 electron từ Mg, tạo thành ion O2-
=> Ion dương Mg2+ và ion âm O2- mang điện tích trái dấu nên hút nhau, tạo thành liên kết ion
- Sơ đồ mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide:
CH tr 39 VD
Calcium chloride có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của chất này. Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử calcium chloride
|
Phương pháp giải:
- Calcium chloride gồm 1 nguyên tử Ca và 2 nguyên tử Cl
- Mỗi nguyên tử Cl nhận 1 electron của nguyên tử Ca => Tạo thành ion Ca2+ và ion Cl-
Lời giải chi tiết:
- Ứng dụng của calcium chloride:
+ Tác nhân sấy khô hoặc chất hút ẩm
+ Hợp chất làm tan băng
+ Chất điện giải, sản xuất các loại đồ uống
+ Chất phụ gia trong quá trình hóa dẻo, dùng làm chất tải lạnh cho kem
+ Ứng dụng trong hệ thống tiêu nước và xử lý nước thải công nghiệp
- Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử calcium chloride:
CH tr 40 CH
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen. Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì? |
Phương pháp giải:
- Hydrogen gần với nguyên tố khí hiếm Helium
- Oxygen gần với nguyên tố khí hiếm Neon
Lời giải chi tiết:
- Hydrogen gần với nguyên tố khí hiếm Helium
- H có 1 electron lớp ngoài cùng, He có 2 electron lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử hydrogen có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình của Helium
- Oxygen gần với nguyên tố khí hiếm Neon
- H có 6 electron lớp ngoài cùng, Ne có 8 electron lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử Oxygen có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình của Neon
CH tr 40 CH
Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào? |
Phương pháp giải:
Số electron ngoài cùng của mỗi nguyên tử = tổng số electron dùng chung giữa các nguyên tử + số electron còn lại của mỗi nguyên tử
Lời giải chi tiết:
- Xét phân tử hydrogen: mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng
=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Helium
- Xét phân tử Oxygen: mỗi nguyên tử Oxygen có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Neon
CH tr 40 CH
Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen và oxygen |
Phương pháp giải:
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng, cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron của He
=> Góp 1 electron tạo 1 cặp electron dùng chung
- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron của Ne
=> Góp chung 2 electron tạo 2 cặp electron dùng chung
Lời giải chi tiết:
- Xét phân tử hydrogen (gồm 2 nguyên tử H): Mỗi nguyên tử H bỏ ra 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung => Hình thành liên kết cộng hóa trị
- Xét phân tử oxygen (gồm 2 nguyên tử O): Mỗi nguyên tử O bỏ ra 2 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung => Hình thành liên kết cộng hóa trị
CH tr 41 CH
Quan sát Hình 6.8, em hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron ở lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào? |
Phương pháp giải:
Sau khi hình thành liên kết, số electron ngoài cùng của mỗi nguyên tử = tổng số electron dùng chung giữa các nguyên tử + số electron còn lại của mỗi nguyên tử
Lời giải chi tiết:
- Số electron dùng chung của nguyên tử H và O là 4
- Trong phân tử nước:
+ Nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm Ne
+ Nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm He
CH tr 41 CH
Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước. |
Phương pháp giải:
Mỗi nguyên tử H bỏ ra 1 electron để góp chung với nguyên tử O
Lời giải chi tiết:
Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.
=> Giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung
- Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước
CH tr 41 LT
Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử sau:
|
Phương pháp giải:
- Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
=> Bỏ ra 1 electron để góp chung
- Nguyên tử H và nguyên tử N đều là phi kim
+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
+ Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 3 electron
Lời giải chi tiết:
- Xét phân tử khí chlorine
=> Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung
- Xét phân tử khí amonia
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung
CH tr 41 VD
Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Khí này còn được tạo ra từ hầm biogas. Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Em hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử methane và liệt kê một số ứng dụng của nó thông qua tìm hiểu trên sách báo, internet… |
Phương pháp giải:
- Nguyên tử H và nguyên tử C đều là phi kim
+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
+ Nguyên tử N có 4 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 4 electron
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 4 nguyên tử H và 1 nguyên tử C liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử C góp ra 4 electron để tạo ra 4 đôi electron dùng chung
- Sơ đồ:
- Ứng dụng của methane:
+ Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu
+ Là nguyên liệu để điều chiế hydrogen
+ Điều chế bột than và nhiều chất khác
CH tr 41 CH
Cho biết mỗi phân tử của chất trong Hình 6.9 được tạo bởi các ion nào? Ở điều kiện thường, các chất này ở thể gì?
|
Phương pháp giải:
- Dựa vào nguyên tử => ion tương ứng
- Quan sát Hình 6.9 => Thể của các chất ở điều kiện thường
Lời giải chi tiết:
a) Phân tử Sodium chloride gồm 2 nguyên tố là Na và Cl
+ Nguyên tố Na có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 1 electron => Ion tương ứng là Na+
+ Nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 1 electron => Ion tương ứng là Cl-
b) Phân tử Calcium chloride gồm 2 nguyên tố là Ca và Cl
+ Nguyên tố Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 2 electron => Ion tương ứng là Ca2+
+ Nguyên tố Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 1 electron => Ion tương ứng là Cl-
c) Phân tử Magnesium oxide gồm 2 nguyên tố là Mg và O
+ Nguyên tố Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhường 2 electron => Ion tương ứng là Mg2+
+ Nguyên tố O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận 2 electron => Ion tương ứng là O2-
- Ở điều kiện thường, các chất đều ở thể rắn
CH tr 42 CH
Quan sát và cho biết thể của các chất có trong Hình 6.10
|
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 6.10 và nhận xét thể của các chất
Lời giải chi tiết:
Quan sát Hình 6.10:
+ Đường tinh luyện: thể rắn
+ Ethanol: thể lỏng
+ Carbon dioxide: thể khí
CH tr 42 CH
Nêu một số ví dụ về chất cộng hóa trị và cho biết thể của chúng ở điều kiện thường. |
Phương pháp giải:
Một số chất cộng hóa trị là: khí oxygen, nước, khí amonia, hydrogen chloride, methane, nitrogen oxide
Lời giải chi tiết:
Một số chất cộng hóa trị và thể của chúng ở điều kiện thường là:
+ Khí oxygen: thể khí
+ Nước: thể lỏng
+ Amonia: thể khí
+ Hydrogen chloride: thể lỏng
+ Methane: thể khí
+ Nitrogen oxide: thể khí
+ Gỗ (cenlulose): thể rắn
CH tr 42 LT
Khói của núi lửa ngầm phun trào từ dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide. a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất cộng hóa trị b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất |
Phương pháp giải:
- Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm (giữa kim loại và phi kim)
- Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị (giữa các phi kim)
- Nguyên tử ở nhóm cao nhất thì có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất
Lời giải chi tiết:
a)
- Hơi nước: gồm 2 nguyên tố là H (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị
- Sodium chloride: gồm 2 nguyên tố là Na (kim loại) và Cl (phi kim) => Chất ion
- Potassium chloride: gồm 2 nguyên tố là K (kim loại) và Cl (phi kim) => Chất ion
- Carbon dioxide: gồm 2 nguyên tố là C (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị
- Sulfur dioxide: gồm 2 nguyên tố là S (phi kim) và O (phi kim) => Chất cộng hóa trị
b) Các nguyên tố xuất hiện trong các chất trên là: H, O, Na, Cl, K, C, S
+ Nguyên tử H ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử O ở nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử Na ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử Cl ở nhóm VIIA => Có 7 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử K ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử C ở nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng
+ Nguyên tử S ở nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử của nguyên tố Chlorine có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất
CH tr 42 CH
Quan sát thí nghiệm 1 (Hình 6.11, 6.12) và đánh dấu V để hoàn thành bảng sau:
|
Phương pháp giải:
- Quan sát độ tan và độ dẫn điện của đường và muối ăn
Lời giải chi tiết:
Tính chất | Muối | Đường |
Tan trong nước | V | V |
Dẫn điện được | V | X |
CH tr 43 CH
Quan sát thí nghiệm 2 (Hình 6.13), cho biết muối hay đường bền nhiệt hơn. Ở ống nghiệm nào có sự tạo thành chất mới? |
Phương pháp giải:
Ống nghiệm nào có sự tạo thành chất mới => Chất đó kém bền nhiệt hơn
Lời giải chi tiết:
- Muối không có sự thay đổi sau khi đun nóng
- Đường (màu trắng) chuyển thành chất khác có màu đen
=> Ống nghiệm 2 (đường) có sự tạo thành chất mới
=> Muối bền nhiệt hơn
CH tr 44 LT
Kết quả thử nghiệm tính chất của 2 chất A và B được trình bày ở bảng bên. Em hãy cho biết chất nào là chất cộng hóa trị, chất nào là chất ion?
|
Phương pháp giải:
- Chất cộng hóa trị: tồn tại ở cả 3 thể trong điều kiện thường, có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp, không dẫn điện
- Chất ion: chỉ tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường, có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện tốt
Lời giải chi tiết:
- Chất A: tồn tại ở thể rắn, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện tốt => Chất ion
- Chất B: tồn tại ở thể lỏng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp, không dẫn điên => Chất cộng hóa trị
CH tr 44 VD
Khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa,… người ta thường cho bệnh nhân uống dung dịch oresol. Tìm hiểu qua sách báo và internet, hãy cho biết thành phần của oresol có các loại chất nào (chất ion, chất cộng hóa trị)? Trong trường hợp không có oresol thì có thể thay thế bằng cách nào khác không? Giải thích |
Phương pháp giải:
Tham khảo qua sách, báo, tivi, internet…
Lời giải chi tiết:
- Thành phần của oresol:
+ Sodium chloride: Chất ion
+ Potassium chloride: Chất ion
+ Glucose khan: Chất cộng hóa trị
+ Sodium bicarbonate: Chất ion
- Trong trường hợp không có oresol, có thể hòa tan nửa thìa muối nhỏ (Sodium chloride) và 6 thìa nhỏ đường (thành phần có glucose) trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Hoặc có thể sử dụng nước dừa, nước cơm (thành phần có glucose) thêm một chút xíu muối (sodium chloride) để thay thế trong trường hợp khẩn cấp
CH tr 44 BT1
Hãy vẽ sơ đồ và mô tả quá trình tạo thành liên kết trong phân tử sodium oxide (hình bên)
|
Phương pháp giải:
- Sodium oxide gồm 2 nguyên tố: Na (kim loại) và O (phi kim)
- Nguyên tử Na nhường 1 electron => Ion Na+
- Nguyên tử O nhận 2 electron => Ion O2-
Lời giải chi tiết:
- Sodium oxide gồm 2 nguyên tố: Na (kim loại) và O (phi kim)
=> Liên kết ion
- Nguyên tử Na (số hiệu nguyên tử = 11) nhường 1 electron => Ion Na+
- Nguyên tử O (số hiệu nguyên tử = 8) nhận 2 electron => Ion O2-
CH tr 44 BT2
Cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố N, C, O và vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử ở hình sau: |
Phương pháp giải:
- N nằm ở ô số 7
- C nằm ở ô số 6
- O nằm ở ô số 8
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử N nằm ở ô số 7, nhóm VA => Có 5 electron ở lớp ngoài cùng, cần 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm
- Nguyên tử C nằm ở ô số 6, nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, cần 4 electron để đạt cấu hình khí hiếm
- Nguyên tử O nằm ở ô số 8, nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần 2 electron để đạt cấu hình khí hiếm
a) Xét phân tử Nitrogen: gồm 2 nguyên tử N
=> Liên kết cộng hóa trị, mỗi N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung
b) Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O
=> Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron
=> Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung
CH tr 44 BT3
Potassium chloride là hợp chất có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong nông nghiệp, nó được dùng làm phân bón. Trong công nghiệp, potassium chloride được dùng làm nguyên liệu để sản xuất potassium hydroxide và kim loại potassium. Trong y học, potassium chloride được dùng để bào chế thuốc điều trị bệnh thiếu kali trong máu. Potassium chloride rất cần thiết cho cơ thể, trong các chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tim, thân, cơ và cả hệ thần kinh Hợp chất potassium chloride có loại liên kết gì trong phân tử? Vẽ sơ đồ hình thành liên kết có trong phân tử này.
|
Phương pháp giải:
- Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm (giữa kim loại và phi kim)
- Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị (giữa các phi kim)
Lời giải chi tiết:
- Potassium chloride gồm 2 nguyên tử: K (kim loại) và Cl (phi kim)
=> Liên kết ion
- Nguyên tử K nhường 1 electron cho nguyên tử Cl
Bài 5. Từng bước hoàn thiện bản thân
Bài 10: Văn bản thông tin
Chương 1. Trồng trọt
Ngữ âm
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7