MĐ
Những sản phẩm dưới đây có một công dụng chung là dùng để tẩy rửa. Hãy cho biết trong những sản phẩm dưới đây, đâu là xà phòng
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 5.1 Một số sản phẩm có khả năng tẩy rửa
Lời giải chi tiết:
Tất cả hình ảnh đều là xà phòng
CH mục I TL1
Các muối carbonylate thu được trong quá trình xà phòng hóa có tan trong nước không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về muối của sodium
Lời giải chi tiết:
Các muối carbonylate đều được chứa ion Na+ nên các muối có tan trong nước.
CH mục I TL2
Tìm hiểu và cho biết những nguyên liệu cần để điều chế xà phòng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nguyên tắc điều chế xà phòng
Lời giải chi tiết:
Nguyên liệu cần để điều chế xà phòng: chất béo (dầu mỡ động vật và thực vật) và dung dịch NaOH hoặc KOH và các chất phụ gia.
CH mục I VD
Em hãy tìm hiểu các thông số như nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, chỉ số xà phòng hóa của một số loại dầu, mỡ thường dùng để sản xuất xà phòng
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông số đã cho trong sách chuyên đề
Lời giải chi tiết:
Dầu/ Mỡ Nhiệt độ nóng chảy Khối lượng riêng Chỉ số xà phòng hóa
Mỡ bò 45 - 50 °C 0,86 - 0,90 g mL−1 193 - 198
Mỡ cừu 45 - 55 °C 0,86 - 0,90 g mL−1 193 - 198
Dầu dừa 23 - 26 °C 0,91 g mL−1 250 - 260
CH mục I TL3
Em hãy tìm hiểu và đề xuất một số chất tạo màu trong tự nhiên có thể được dùng để tạo màu cho xà phòng
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về chất tạo màu
Lời giải chi tiết:
Chất tạo màu trong tự nhiên: hoa đậu biếc, củ dền, rau má, lá nếp,…
CH mục I TL4
Hãy cho biết ưu và nhược điểm của quy trình điều chế xà phòng không gia nhiệt
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình sản xuất và điều chế xà phòng
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm: Dễ đổ khuôn, sản phẩm cuối cùng mịn, đẹp mắt hơn, nhiệt độ thấp hơn nên an toàn hơn khi sản xuất.
Nhược điểm: Sản phẩm mất từ 4-6 tuần để có thể sử dụng; cần phải tiến hành khuấy đến khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn.
CH mục I TL5
Trong phòng thí nghiệm vì sao người ta dùng nồi inox để thực hiện phản ứng xà phòng hóa? Nếu dùng cốc thủy tinh hay nồi nhôm có được không? Giải thích
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình sản xuất và điều chế xà phòng
Lời giải chi tiết:
Vì trong quá trình thực hiện thí nghiệm cần đun ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu nên không thể dùng cốc thủy tinh. Không sử dụng nồi nhôm vì kiềm trong phản ứng sẽ ăn mòn được nhôm.
CH mục I TL6
Hãy cho biết vai trò của dung dịch NaCl bão hòa trong bước 2 của quy trình điều chế xà phòng có gia nhiệt
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quy trình sản xuất và điều chế xà phòng
Lời giải chi tiết:
NaCl bão hòa có khả năng tách các chất không hòa tan vào nhau
CH mục I TL7
Hãy tìm hiểu một số tiêu chí để đánh giá chất lượng xà phòng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 5.2
Lời giải chi tiết:
Dựa vào màu, mùi, kết cấu bánh, tính an toàn của xà phòng để đánh giá chất lượng
Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Hóa học 11
Chương 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Unit 1: Food for Life
SGK Ngữ Văn 11 - Cánh Diều tập 2
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11