CH tr 13 4.1
Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.
A. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử.
B. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử giống nhau liên kết với nhau.
C. Phân tử là một tập hợp gồm hai hay nhiều nguyên tử.
D. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học.
Phương pháp giải:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
+ Khí oxygen (O2) là phân tử được tạo bởi 2 nguyên tử thuộc cùng nguyên tố oxygen.
+ Phân tử potassium chloride (KCl) được tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố potassium và nguyên tố chlorine.
Lời giải chi tiết:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau. Các nguyên tử giống nhau hoặc khác nhau có thể liên kết với nhau tạo thành phân tử. Số nguyên tử tạo liên kết hóa học thành phân tử có thể là hai hoặc nhiều hơn hai nguyên tử.
→ A, B, C chưa chính xác.
→ Chọn D.
CH tr 13 4.2
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Các phân tử có số nguyên tử bằng nhau thì có khối lượng phân tử bằng nhau.
B. Các phân tử có khối lượng bằng nhau thì có số nguyên tử như nhau.
C. Các phân tử có khối lượng và số nguyên tử bằng nhau thì thuộc cùng một chất.
D. Các phân tử của một chất có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.
Phương pháp giải:
- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.
Đơn vị: amu.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Lời giải chi tiết:
- Phát biểu A sai vì các phân tử có số nguyên tử bằng nhau thì không phải lúc nào cũng có khối lượng phân tử bằng nhau.
Ví dụ: + Phân tử carbon monoxide được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và một nguyên tử của nguyên tố O.
KLPT (carbon monoxide) = 1.12 + 1.16 = 28 (amu)
+ Phân tử khí oxygen gồm hai nguyên tử của nguyên tố oxygen tạo thành.
KLPT (oxygen) = 2.16 = 32 (amu)
- Phát biểu B sai vì không phải lúc nào các phân tử có khối lượng bằng nhau thì cũng có số nguyên tử như nhau.
Ví dụ: + Phân tử phosphoric acid được tạo bởi ba nguyên tử của nguyên tố H, một nguyên tử của nguyên tố P và bốn nguyên tử của nguyên tố O (phân tử gồm 8 nguyên tử)
KLPT (phosphoric acid) = 3.1 + 1.31 + 4.16 = 98 (amu)
Phân tử sulfuric acid được tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố H, một nguyên tử của nguyên tố S và bốn nguyên tử của nguyên tố O (phân tử gồm 7 nguyên tử)
KLPT (sulfuric acid = 2.1 + 1.32 + 4.16 = 98 (amu)
- Phát biểu C sai vì có những nguyên tử có cùng số nguyên tử và khối lượng nguyên tử nhưng chúng không thuộc cùng một chất.
Ví dụ: + Phân tử carbon monoxide được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và một nguyên tử của nguyên tố O (phân tử gồm 2 nguyên tử).
KLPT (carbon monoxide) = 1.12 + 1.16 = 28 (amu)
+ Phân tử khí nitrogen gồm hai nguyên tử của nguyên tố nitrogen tạo thành.
KLPT (nitrogen) = 2.14 = 28 (amu)
- Phát biểu D đúng, các phân tử của một chất chắc chắn có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.
-> Chọn D.
CH tr 13 4.3
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử.
B. Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau.
C. Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau.
D. Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau.
Phương pháp giải:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
Lời giải chi tiết:
Do phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học, mà các nguyên tử thuộc một nguyên tố hóa học có điện tích hạt nhân giống nhau.
→ Chọn D.
CH tr 13 4.4
Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ
a) Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố.
b) Hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.
c) Ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.
Vẽ mô hình phân tử để minh hoạ cho mỗi ví dụ trên.
Phương pháp giải:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Lời giải chi tiết:
a) phân tử gồm hai nguyên tử của cùng một nguyên tố.
Phân tử khí nitrogen gồm hai nguyên tử của nguyên tố nitrogen tạo thành.
b) phân tử gồm hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.
Phân tử carbon monoxide được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và một nguyên tử của nguyên tố O.
c) phân tử gồm ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.
Phân tử nước được cấu tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố hydrogen và một nguyên tử của nguyên tố oxygen.
CH tr 13 4.5
Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen. Hãy cho biết methane là đơn chất hay hợp chất.
Phương pháp giải:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen.
→ Phân tử khí methane gồm nguyên tử của nguyên tố carbon và nguyên tử của nguyên tố hydrogen.
→ Phân tử methane được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
→ Phân tử khí methane là hợp chất.
CH tr 14 4.6
Quan sát hình 4, chọn từ/ cụm từ hoặc tỉ số thích hợp trong khung để điền vào chỗ ..... trong đoạn thông tin sau:
nguyên tố, đường thẳng, 1:1, 1:2, 1:3, gấp khúc, nguyên tử
Phân tử nước và phân tử carbon dioxide giống nhau ở chỗ đều gồm ba ...(1)... thuộc hai ...(2)... liên kết với nhau theo tỉ lệ ...(3)... Hình dạng của hai phân tử này là khác nhau, phân tử nước có dạng ...(4).., phân tử carbon dioxide có dạng ...(5)...
Phương pháp giải:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Phân tử nước và phân tử carbon dioxide giống nhau ở chỗ đều gồm ba (1) nguyên tử thuộc hai (2) nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ (3) 2:1. Hình dạng của hai phân tử này là khác nhau, phân tử nước có dạng (4) gấp khúc, phân tử carbon dioxide có dạng (5) đường thẳng.
CH tr 14 4.7
Tính khối lượng của mỗi phân tử sau:
(1) Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử nitrogen;
(2) Phân tử carbon monoxide gồm một nguyên tử carbon và một nguyên tử oxygen;
(3) Phân tử ethene có hai nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydrogen.
Hãy nêu nhận xét từ các kết quả thu được.
Phương pháp giải:
- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.
Đơn vị: amu.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Lời giải chi tiết:
(1) Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử nitrogen
KLPT (nitrogen) = 2.14 = 28 (amu)
(2) Phân tử carbon monoxide gồm một nguyên tử carbon và một nguyên tử oxygen
KLPT (carbon monoxide) = 1.12 + 1.16 = 28 (amu)
(3) Phân tử ethene có hai nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydrogen.
KLPT (ethene) = 2.12 + 4.1 = 28 (amu)
→ Nhận xét: ba phân tử trên đều có khối lượng phân tử bằng nhau.
CH tr 14 4.8
Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là
A. 14 amu. B.29 amu. C. 92 amu. D. 42 amu.
Phương pháp giải:
- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.
Đơn vị: amu.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Lời giải chi tiết:
Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen.
KLPT (glycerol) =3.12 + 8.1 + 3.16 = 92 (amu)
→ Chọn C.
4.9
Tính khối lượng của mỗi phân tử sau:
a) Phân tử sulfur trioxide gồm một nguyên tử sulfur và ba nguyên tử oxygen.
b) Phân tử ethanol gồm hai nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydrogen và một
nguyên tử oxygen.
c) Phân tử acetic acid gồm hai nguyên tử carbon, bốn nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen.
d) Phân tử aminoacetic acid (glycine) gồm hai nguyên tử carbon, năm nguyên tử hydrogen, hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử nitrogen.
Phương pháp giải:
- Khối lượng phân tử (KLPT) của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.
Đơn vị: amu.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Lời giải chi tiết:
a) Phân tử sulfur trioxide gồm một nguyên tử sulfur và ba nguyên tử oxygen.
KLPT (sulfur trioxide) =1.32 + 3.16 = 80 (amu)
b) Phân tử ethanol gồm hai nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydrogen và một
nguyên tử oxygen.
KLPT (ethanol) = 2.12 + 6.1 + 1.16 = 46 (amu)
c) Phân tử acetic acid gồm hai nguyên tử carbon, bốn nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen.
KLPT (acetic acid) = 2.12 + 4.1 + 2.16 = 60 (amu)
d) Phân tử aminoacetic acid (glycine) gồm hai nguyên tử carbon, năm nguyên tử hydrogen, hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử nitrogen.
KLPT (aminoacetic acid) = 2.12 + 5.1 + 2.16 + 1.14 = 75 (amu)
CH tr 14 4.10
Trong các chất sau đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất khí: oxygen, carbon dioxide, khí nitrogen, nước, muối ăn, đồng, nhôm?
Phương pháp giải:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Khí oxygen là phân tử được tạo bởi 2 nguyên tử thuộc cùng nguyên tố oxygen.
→ Khí oxygen là đơn chất.
- Phân tử carbon dioxide được tạo bởi một nguyên tử của nguyên tố C và hai nguyên tử của nguyên tố O.
→ carbon dioxide là hợp chất.
- Phân tử khí nitrogen gồm hai nguyên tử của nguyên tố nitrogen tạo thành.
→ Khí nitrogen là đơn chất.
- Phân tử nước được cấu tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố hydrogen và một nguyên tử của nguyên tố oxygen.
→ nước là hợp chất.
- Phân tử sodium chloride (muối ăn) được tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố sodium và nguyên tố chlorine.
→ muối ăn là hợp chất.
- Phân tử của kim loại đồng và nhôm gồm những nguyên tử đồng và nhôm tạo thành.
→ Đồng và nhôm là đơn chất
CH tr 15 4.11
Các chữ cái trong bảng chữ cái có thể được ghép với nhau để tạo thành các từ, các từ được ghép với nhau thành đoạn văn. Quan hệ giữa nguyên tố, hợp chất, hỗn hợp cũng tương tự như cách trên. Hãy xem xét điểm tương đồng và quyết định lựa chọn (chữ cái, từ hoặc đoạn văn) để điền vào chỗ ... trong các nội dung dưới đây:
a) Một hợp chất tương ứng với một ....
b) Một hỗn hợp tương ứng với một ....
c) Một nguyên tố tương ứng với một ...
Phương pháp giải:
- Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Lời giải chi tiết:
a) Một hợp chất tương ứng với một đoạn văn.
b) Một hỗn hợp tương ứng với một từ.
c) Một nguyên tố tương ứng với một chữ cái.
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
Unit 7: Traffic
Unit 4. Health and fitness
Chủ đề 3. Tốc độ
Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 - chi tiết
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7