Câu 1
Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bài đọc về lễ hội.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu kĩ một bài đọc về chủ đề lễ hội để viết vào Phiếu đọc sách cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH
- Tên bài đọc: Trẩy hội năm ấy
- Tác giả: Trần Duy Hạnh
- Tên lễ hội: hội Lim
- Thời gian tổ chức: ngày mùng 12 -13 tháng 1 Âm lịch.
- Hoạt động chính:
+ Lễ rước kiệu thành hoàng làng.
+ Chèo thuyền, hát quan họ.
+ Tổ chức các nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian.
Câu 2
Nghe – viết: Lễ hội hoa nước Ý (SGK, tr.18)
Phương pháp giải:
Em đọc bài Lễ hội qua nước ý và nghe – viết theo hướng dẫn của cô giáo.
Lời giải chi tiết:
Em lắng nghe và viết bài vào vở.
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả
- Chữ viết chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm,…
- Khi viết chú ý viết liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Câu 3
Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a. (sắc, xắc): Các cô gái đeo chiếc ……………………. vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ………………..
b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa …………… bốn chú mèo con rất……………
c. (say, xay): Ru bé ngủ……………, rồi bà đi ……………….bột làm bánh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài, lựa chọn từ ngữ chính xác để điền vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
a. Các cô gái đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc.
b. Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh.
c. Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh.
Câu 4
Viết từ ngữ:
a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
Chữ ch
Chữ tr
b. Chứa tiếng có:
Thanh hỏi
Thanh ngã
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài sau đó tìm các từ phù hợp và viết vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
- Chữ ch: chăm chú, chật chội, chúm chím….
- Chữ tr: trang trọng, trang trí, trong trẻo, trăn trở,
b. Chứa tiếng có:
- Thanh hỏi: chăm chỉ, thon thả, dư dả, vui vẻ, thanh thản, căng thẳng,…
- Thanh ngã: bẽ bàng, nõn nà, hãi hùng, não nề, sững sờ, bão bùng,…
Câu 5
Gạch dưới các câu nêu yêu cầu, đề nghị có trong đoạn văn sau:
Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc:
- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em đi lạc đó!
- Dạ, con nhớ rồi.
Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò
* Cuối mẫu câu vừa tìm được có dấu:…………………………………………………
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, sau đó dùng bút gạch chân các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Lời giải chi tiết:
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị:
+ Con hãy nắm chặt tay em!
+ Đừng để em lạc đó!
- Cuối mỗi câu có dấu chấm than (!)
Câu 6
Đánh dấu câu phù hợp vào ô trống.
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng họa mi........... Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài......... Cô thì thầm:
- Hót đi........... Hót nữa đi, họa mi nhé.......... Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân.......... Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
Theo Trần Hoài Dương
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn sau đó lựa chọn dấu câu phù hợp để điền vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng họa mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:
- Hót đi! Hót nữa đi, họa mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 7
Viết các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 6.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn ở bài tập 6, sau đó tìm và viết ra các câu cầu khiến.
Lời giải chi tiết:
Câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 6:
+ Hót đi!
+ Hót nữa đi, hoạ mi nhé!
Câu 8
Viết 1 – 2 câu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài.
Lời giải chi tiết:
Bạn hãy tham gia tiết mục múa nhé!
Bạn tham gia hát trong ngày hội xuân của trường đi!
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3