Bài 25. Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
Câu hỏi tr 145
Câu hỏi tr 146
Câu hỏi tr 149
Câu hỏi tr 150
Câu hỏi tr 153
Câu hỏi tr 153
Câu hỏi tr 154
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
Câu hỏi tr 145
Câu hỏi tr 146
Câu hỏi tr 149
Câu hỏi tr 150
Câu hỏi tr 153
Câu hỏi tr 153
Câu hỏi tr 154

Lý thuyết

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus - Sinh 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi tr 145

Câu hỏi tr 145

Mở đầu

Năm 2019, một dịch bệnh mới gây bệnh viêm phổi cấp xuất hiện do một loại virus hoàn toàn mới lạ và được đặt tên là SARS-CoV-2 (hình bên). Virus gây bệnh theo cơ chế nào và có các biện pháp nào để phòng chống virus.

A picture containing graphical user interfaceDescription automatically generated

Phương pháp giải:

- Cơ chế gây bệnh chung của virus:

+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.

+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Lời giải chi tiết:

- Virus SARS-CoV-2 gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh đến mức nào. Virus này gây bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở,..và mức độ bệnh nặng nhẹ tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người cũng như chủng virus.

- Các biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2:

+ Thực hiện 5K (khẩu trang – khoảng cách – khử khuẩn – khai báo y tế - không tụ tập).

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

Câu hỏi tr 146

Câu hỏi tr 146

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1 

Virus gây bệnh theo các cơ chế nào?

Phương pháp giải:

- Cơ chế gây bệnh chung của virus:

+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.

+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Lời giải chi tiết:

- Cơ chế gây bệnh chung của virus:

+ Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.

+ Cơ chế xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

+ Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Câu hỏi 2

Loại virus có vật chất di truyền là DNA hay RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới. Giải thích.

Phương pháp giải:

- Có tới 70% các loại virus có vật chất di truyền là RNA. Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.

- Mặc dù rất hiếm khi hai virus cùng xâm nhập vào một tế bào chủ, nhưng khi có hai loại virus khác nhau cùng ở trong tế bào chủ thì vật chất di truyền của chủng có thể được tái tổ hợp lại tạo ra loại virus mới có khả năng chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác hoặc thay đổi độc lực của virus.

Lời giải chi tiết:

- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới hơn vì:

+ Vật chất di truyền là RNA chiếm đa số ở virus, khoảng 70% nên xác suất đột biến cao hơn.

+ So với enzyme nhân bản DNA thì các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.

Câu hỏi tr 149

Câu hỏi tr 149

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1

Tại sao HIV chỉ xâm nhập vào được một số loại tế bào miễn dịch ở người?

Phương pháp giải:

- Quá trình nhân lên của virus về cơ bản là giống nhau và đều trải qua năm giai đoạn. Các giai đoạn nhân lên của virus về cơ bản gồm 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.

- Giai đoạn hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ (như chìa khóa với ổ khóa).

Lời giải chi tiết:

- Cũng giống như cơ chế chung của các virus khác, virus HIV cũng bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein, và để bám được vào tế bào chủ thì cần có sự tương tác đặc hiệu chìa khóa - ổ khóa với thụ thể tế bào chủ.

- Các gai glycoprotein của HIV có chức năng giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người (tế bào bạch cầu T4, đại thực bào) để xâm nhập vào tế bào đó.

Câu hỏi tr 150

Câu hỏi tr 150

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1

Quan sát hình 25.2 và hình 25.4, cho biết điểm giống và khác nhau giữa virus cúm và HIV.

DiagramDescription automatically generated
Diagram, schematicDescription automatically generated

Phương pháp giải:

- Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên được viết tắt theo tiếng anh là HIV. Virus tấn công các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. HIV được cho là đã phát tán từ loài tinh tinh sống ở Trung Phi sang người vào những năm 50 của cái kỷ trước.

- Virus cúm tồn tại trong cơ thể người và nhiều loài động vật như gà, ngan, vịt, chim và lợn. Virus cúm thường lây nhiễm trong các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên ở người và động vật. Có 3 loại virus cúm ký hiệu là A, B, C trong đó virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây thành đại dịch cúm ở người một số động vật có vú khác và gia cầm. Virus cúm A là một trong những tác nhân gây bệnh chết người nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại điển hình là đại dịch cúm năm 1918 - 1919. Loại virus cúm B và C ít khi gây nên những vấn đề sức khỏe ở người.

Lời giải chi tiết:

* Sự khác nhau giữa virus HIV và virus cúm

 

Câu hỏi 2

Một số loại virus cúm bị đột biến không còn khả năng tiếp cận tế bào đường hô hấp của người. Hãy cho biết bộ phận nào của virus đột biến này bị hỏng.

Phương pháp giải:

- Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào chỉ theo chu trình sinh tan mà không theo chu kỳ tiềm tan như một số loại virus RNA khác. Virus cúm tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein nhóm H. Các gai này liên kết với thụ thể trên bề mặt của tế bào, qua đó vỏ ngoài của virus được dung nạp với màng tế bào, đưa hạt virus vào trong tế bào chất. Sau khi vào trong tế bào, hạt virus được cởi vỏ, các phân tử RNA được giải phóng.

Lời giải chi tiết:

- Một số loại virus cúm bị đột biến không còn khả năng tiếp cận tế bào đường hô hấp của người. Bộ phận của virus đột biến có thể đã bị hỏng là: gai glycoprotein nhóm H. Do gai glycoprotein của virus cúm có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào chủ.

Câu hỏi 3

Dựa vào hình 25.3, hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người (lưu ý virus cúm không tích hợp vào hệ gene của tế bào người như HIV).

DiagramDescription automatically generated

 

Phương pháp giải:

- Quá trình nhân lên của virus HIV trải qua các giai đoạn như sau: tiếp cận

Lời giải chi tiết:

 

Câu hỏi tr 153

Câu hỏi tr 153

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1

Virus gây bệnh ở các loài thực vật có thể truyền từ cây này sang cây khác và từ tế bào này sang tế bào khác bằng những cách nào?

Phương pháp giải:

- Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài glycoprotein  như virus động vật. Sự phát tán của virus thực vật được thực hiện cơ bản theo 2 cách truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.

Lời giải chi tiết:

Virus gây bệnh ở các loài thực vật có thể truyền từ cây này sang cây khác và từ tế bào này sang tế bào khác bằng 2 cách: truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.

+ Truyền theo hàng ngang: là sự lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào như ở các tế bào động vật. Virus có thể truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương, sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.

+ Truyền theo hàng dọc: Virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.

Câu hỏi 2

Các cây trên đường phố hoặc trong công viên cũng như những cây trồng lâu năm thường hay được quét vôi gốc (khoảng một mét từ mặt đất lên). Việc quét vôi như vậy nhằm mục đích trang trí hay mục đích gì khác? Giải thích.

Phương pháp giải:

- Quá trình lây nhiễm theo hàng ngang thường thực hiện thông qua sự “giúp đỡ” của côn trùng và có thể là con người. Côn trùng chích nhựa cây hoặc ăn lá cây có thể truyền virus từ cây bệnh sang các tế bào của cây lành bị tổn thương thành và màng tế bào.

- Để phòng chống bệnh do virus có hiệu quả cần có sự hiểu biết về cơ chế lây nhiễm của từng loại virus, đặc điểm của virus và phổ chủ của chúng. Tiêu hủy các cây đã nhiễm bệnh vệ sinh đồng ruộng đúng cách là rất quan trọng.

Lời giải chi tiết:

- Các cây trên đường phố hoặc trong công viên cũng như những cây trồng lâu năm thường hay được quét vôi gốc (khoảng một mét từ mặt đất lên). Việc quét vôi như vậy không chỉ nhằm mục đích trang trí mà còn bảo vệ cây xanh vô cùng tốt.

- Thành phần trong vôi chủ yếu là canxi, có tác dụng cải tạo và ngăn chặn sự suy thoái của đất, hạn chế bào tử nấm phát triển trên cây trồng. Trong trồng trọt, biện pháp này được áp dụng khá phổ biến với cây thân gỗ, cây ăn trái và cây công nghiệp nhằm chống lại sự tấn công của nấm bệnh hay sâu bọ gây hại như sâu đục thân tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt.

Câu hỏi 3

Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?

Phương pháp giải:

- Nhiều bệnh do virus có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhờ vaccine. Một trong số những cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh, sau đó tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo ra kháng thể chống lại virus khi bị chúng tấn công.

Lời giải chi tiết:

Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời vì:

- Do bệnh quai bị chỉ do một loại virus gây ra nên việc tạo miễn dịch đặc hiệu do vaccine phòng bệnh quai bị chỉ cần tiêm 1 lần là cơ thể đã có kháng thể chống lại.

- Virus cúm có rất nhiều chủng loại A, B, C và tốc độ đột biến của chúng cũng nhanh chóng, nên chỉ tiêm 1 lần vaccine phòng bệnh cúm là chưa đủ. Vì vậy, bệnh cúm khác với quai bị sẽ được tiêm chủng vaccine mỗi năm một lần.

Câu hỏi tr 153

Câu hỏi tr 153

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1

Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học?

Phương pháp giải:

- Nhiều loại virus có thể tấn công và gây chết các loài côn trùng gây hại thực vật. Do đó, người ta có thể cho nhiễm virus vào các loài côn trùng này và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại một số loài thực vật. Viện Bảo vệ thực vật ở Việt Nam đã sản xuất được thuốc trừ sâu virus chống lại một số côn trùng gây bệnh. Loại thuốc trừ sâu này tác dụng đặc hiệu lên loài côn trùng gây hại mà không tiêu diệt các loài côn trùng có lợi nên ưu việt hơn các loại hóa chất diệt côn trùng.

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học là:

- Thuốc trừ sâu virus tác dụng đặc hiệu lên loài côn trùng gây hại mà không tiêu diệt các loài côn trùng có lợi.

- Thuốc trừ sâu virus chỉ tác động lên loại côn trùng đặc hiệu, không gây ảnh hưởng đến thực vật hay sức khỏe con người.

- Thuốc trừ sâu virus không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đất.

Câu hỏi 2

Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn?

Phương pháp giải:

- Nhiều bệnh do virus có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhờ vaccine. Một trong số những cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh, sau đó tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo ra kháng thể chống lại virus khi bị chúng tấn công.

Lời giải chi tiết:

Việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn vì:

- Do có cấu trúc đơn giản chỉ gồm lõi nucleic acid và vỏ protein nên tốc độ đột biến của các loài virus rất nhanh chóng, nên khó có đủ thời gian nghiên cứu ra một vaccine kịp thời so với tốc độ đột biến của chúng.

- Virus sống kí sinh bắt buộc, nên nghiên cứu chúng cần trên tế bào sống

Câu hỏi 3

Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?

Phương pháp giải:

- Nhiều bệnh do virus có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhờ vaccine. Một trong số những cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh, sau đó tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo ra kháng thể chống lại virus khi bị chúng tấn công.

Lời giải chi tiết:

Ở người cần tiêm chủng vaccine chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời vì:

- Do bệnh quai bị chỉ do một loại virus gây ra nên việc tạo miễn dịch đặc hiệu do vaccine phòng bệnh quai bị chỉ cần tiêm 1 lần là cơ thể đã có kháng thể chống lại.

- Virus cúm có rất nhiều chủng loại A, B, C và tốc độ đột biến của chúng cũng nhanh chóng, nên chỉ tiêm 1 lần vaccine phòng bệnh cúm là chưa đủ. Vì vậy, bệnh cúm khác với quai bị sẽ được tiêm chủng vaccine mỗi năm một lần.

Câu hỏi tr 154

Câu hỏi tr 154

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1

Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?

Phương pháp giải:

- Khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa,…

Lời giải chi tiết:

- Khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, vi rút đậu mùa,…

Câu hỏi 2

Tại sao khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau?

Phương pháp giải:

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Virus HIV tấn công các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau vì:

- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Virus HIV tấn công các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Người bệnh nhiễm HIV, ở giai đoạn AIDS sẽ gặp phải rất nhiều bệnh cơ hội do sự suy giảm miễn dịch như ho kéo dài, tiêu chảy,..Vì vậy, để điều trị AIDS các bác sĩ thường phải cho bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị nhiều bệnh cơ hội mắc phải do HIV tấn công gây suy giảm miễn dịch ở người bệnh.

Câu hỏi 3

Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh cúm hay không? Giải thích.

Phương pháp giải:

- Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra.

- Kháng sinh không thể điều trị được các bệnh do virus gây nên.

Lời giải chi tiết:

- Không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh cúm mà chỉ có thể sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do cơ thể bị mắc cúm mà suy nhược.

- Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm.

- Nếu như trong khi mắc cúm, cơ thể yếu có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị những bệnh do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh kéo dài hơn hay làm tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm, thậm chí sẽ tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường sau này.

Câu hỏi 4

Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích.

Phương pháp giải:

- Virus thực vật thường chỉ có vỏ caspid mà không có lớp vỏ ngoài glycoprotein  như virus động vật. Sự phát tán của virus thực vật được thực hiện cơ bản theo 2 cách truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.

Lời giải chi tiết:

Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Những người hút thuốc lá sẽ không có nguy cơ bị nhiễm virus này vì đây là virus gây bệnh trên thực vật, chúng chỉ có thể lây nhiễm vào tế bào thực vật mà không lây nhiễm vào tế bào người.

Câu hỏi 5

Em đã được tiêm vaccine phòng những bệnh virus nào?

Phương pháp giải:

- Vaccine giúp hệ miễn dịch tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút tấn công cơ thể sau này, hệ miễn dịch sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.

Lời giải chi tiết:

Các loại vaccine phòng bệnh virus em đã được tiêm là: thủy đậu, viêm gan B, lao, rubella, sởi, viêm não Nhật Bản, Covid - 19,..

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved