Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết hô hấp tế bào - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
CH tr 116 Câu hỏi tr 116
Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng, ... nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen và giải phóng nhiều khí carbon dioxide, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? |
Phương pháp giải:
Khi vận động mạnh, cơ thể cần năng lượng để thực hiện các hoạt động đó. Năng lượng này được lấy từ sự phân giải các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp tế bào.
Lời giải chi tiết:
Hô hấp tế bào phân giải glucose trong điều kiện có O2 thành CO2, H2O và năng lượng (gồm hóa năng và nhiệt năng). Do đó, khi hoạt động mạnh, nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen để tạo ra nhiều năng lượng cho hoạt động của cơ thể, quá trình này sẽ giải phóng nhiều khí carbon dioxide, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên do có một phần nhiệt năng sinh ra.
CH tr 116 CH
1. Quan sát Hình 25.1, em hãy cho biết: a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ. b) Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu. 2. Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? 3. So sánh tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình 25.1 và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
1.
a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm, phương trình của quá trình hô hấp tế bào.
- Nguyên liệu tham gia: Glucose, O2
- Sản phẩm: CO2, H2O và năng lượng (ATP và Q)
- Phương trình: C6H12O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + Q)
b) Hô hấp tế bào diễn ra ở tế bào chất và ti thể.
2. Đối với cơ thể sinh vật, hô hấp tế bào có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và các nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
3. So sánh tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng:
Tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu nhanh hơn một nhân viên văn phòng do vận động viên có nhu cầu năng lượng nhiều hơn cho hoạt động của các cơ trong quá trình thi đấu, còn nhân viên văn phòng có nhu cầu năng lượng thấp hơn nên hô hấp tế bào sẽ diễn ra chậm hơn.
CH tr 116 LT
Hãy xác định quá trình chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào. |
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải glucose trong điều kiện có O2 thành CO2, H2O và năng lượng (gồm hóa năng và nhiệt năng).
Lời giải chi tiết:
Trong hô hấp tế bào, hóa năng trong glucose (năng lượng khó sử dụng) được chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong các phân tử ATP (năng lượng dễ sử dụng) và nhiệt năng.
CH tr 117 CH
4. Quan sát Hình 25.2, hãy cho biết quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào? 5. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp tế bào. |
Phương pháp giải:
- Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời cung cấp năng lượng cho tế bào được tích lũy ở ATP.
- Quang hợp là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Lời giải chi tiết:
4. Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào là hai quá trình có biểu hiện trái ngược nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua quá trình tổng hợp, sinh vật tạo ra các hợp chất phức tạp để xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng. Quá trình tổng hợp cần có các nguyên liệu phù hợp và tiêu tốn năng lượng. Ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu phù hợp cho quá trình tổng hợp.
5. Mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp tế bào:
Hô hấp cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ để xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng. Khi tế bào cần năng lượng, năng lượng được tạo ra từ quang hợp sẽ được cung cấp để phân giải thành ATP thông qua quá trình hô hấp tế bào.
CH tr 117 LT
Dựa vào Hình 25.2, hãy lập bảng phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình 25.2 và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
CH tr 118 CH
6. Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? 7. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào? 8. Hàm lượng nước và cường độ hô hấp có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giải thích. 9. Nồng độ oxygen và carbon dioxide ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây bị ngập úng? |
Phương pháp giải:
Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...
Lời giải chi tiết:
6. Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...
7. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là khoảng 30 – 35 °C. Một số loài tảo ở suối nước nóng có thể hô hấp ở 80 °C.
8. Hàm lượng nước và cường độ hô hấp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau vì nước vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học trong quá trình hô hấp tế bào.
9.
- Sự ảnh hưởng của nồng độ oxygen và carbon dioxide đến quá trình hô hấp tế bào:
+ O2 là nguyên liệu tham gia vào quá trình hô hấp. Khi nồng độ oxygen trong không khí giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.
+ Nồng độ CO2 trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là 0,03%. Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp.
- Nếu cây bị ngập úng, lượng O2 trong đất giảm, CO2 và lượng nước trong đất tăng nên quá trình hô hấp sẽ bị ức chế, cây không thể tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cây, cây dần dần sẽ chết.
CH tr 118 LT
Hãy vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và hô hấp tế bào. |
Phương pháp giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là khoảng 30 – 35 °C.
Lời giải chi tiết:
CH tr 118 VD
Vì sao trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C)? |
Phương pháp giải:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hoá học. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là khoảng 30 – 35 °C. Một số loài tảo ở suối nước nóng có thể hô hấp ở 80 °C.
Lời giải chi tiết:
Trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm để hạt dễ nảy mầm, phát triển nhanh vì nước ấm giúp kích thích các tế bào trong hạt giống thực hiện quá trình hô hấp.
CH tr 118 CH
10. Vi sao hô hấp tế bào gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm? |
Lời giải chi tiết:
10. Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của lương thực, thực phẩm nếu điều kiện bảo quản không phù hợp hoặc bảo quản trong thời gian quá dài.
CH tr 119 Câu hỏi tr 119
11. Kể tên một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm. Hiện nay, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản nào? 12. Vi sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản? 13. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc bảo quản lương thực, thực phẩm ở nóng độ carbon dioxide cao và nóng độ oxygen thấp. 14. Em hãy chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho các loại lương thực, thực phẩm sau: rau lang, quả nho, củ cà rốt, hạt thóc, hạt ngô, thịt heo, quả táo, thịt bò, hạt lạc. |
Phương pháp giải:
- Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời cung cấp năng lượng cho tế bào được tích lũy ở ATP.
- Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...
Lời giải chi tiết:
11. Một số biện pháp để bảo quản lương thực, thực phẩm:
- Bảo quản lạnh: Đông lạnh, bảo quản trong tủ lạnh.
- Bảo quản khô: Sấy khô, phơi khô.
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao: Đóng hộp, chai, lọ
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp: hút chân không
Hiện nay gia đình em đang sử dụng các biện pháp như đông lạnh; đóng hộp, lọ, chai; muối chua.
12. Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản để làm giảm độ ẩm của các loại hạt, quá trình hô hấp bị ức chế nên hạt có thể bảo quản lâu hơn.
13. Nếu để thực phẩm ở môi trường có nồng độ carbon dioxide cao và nồng độ oxygen thấp thì sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào của thực phẩm, giúp con người bảo quản thực phẩm lâu hơn.
14. Biện pháp bảo quản phù hợp cho các loại lương thực, thực phẩm:
- Rau lang: bảo quản lạnh, hút chân không.
- quả nho, quả táo: đóng hộp, sấy khô, hút chân không.
- củ cà rốt: muối chua; đóng hộp; hút chân không.
- hạt thóc, hạt ngô, hạt lạc: Sấy khô.
- thịt heo, thịt bò: Đông lạnh, hun khói, hút chân không.
CH tr 119 LT
Vi sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng? |
Phương pháp giải:
- Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,....
- Các biện pháp bảo vệ thực phẩm nhằm ức chế quá trình hô hấp gồm: Bảo quản lạnh, bảo quản khô,bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao hoặc trong điều kiện nồng độ oxygen thấp.
Lời giải chi tiết:
Một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng vì nếu trong thời gian dài tế bào không thực hiện hô hấp tế bào cũng như trao đổi chất với môi trường thì các tế bào thực phẩm bị chết đi, làm giảm dinh dưỡng trong thực phẩm.
CH tr 119 CH
15. Có những biện pháp nào giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường? 16. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và trồng nhiều cây xanh có ý nghĩa gì đãi với hô hấp tế bào? |
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào tạo nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Ở người, cần có những biện pháp nhằm đảm bảo quá trình hô hấp tế bào diễn ra bình thường; qua đó, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.
Lời giải chi tiết:
15. Một số biện pháp nào giúp quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường: có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen; có chế độ dinh dưỡng hợp lý; trồng nhiều cây xanh; không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp; ...
16. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và trồng nhiều cây xanh có vai trò đảm bảo điều kiện cho hô hấp tế bào được diễn ra thuận lợi.
CH tr 120 VD
Hãy tìm hiểu và cho biết tác dụng của một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người. Từ đó, để xuất các biện pháp để cải thiện sức khỏe hô hấp ở người.
|
Phương pháp giải:
Các chất gây ức chế hô hấp thông qua kích thích sự gia tăng nồng độ CO2. Các chất này thường là các chất gây nghiện và được ứng dụng trong gây mê, giảm đau. Nếu sử dụng các chất này quá liều có thể gây ức chế hoàn toàn hô hấp, làm chết tế bào, dẫn đến ngừng thở và tử vong ở người.
Lời giải chi tiết:
- Một số chất gây ức chế quá trình hô hấp tế bào ở người là: fentanyl, heroin hoặc morphin, benzodiazepin, barbiturat,...
- Tác dụng của các chất ức chế hô hấp tế bào là kích thích sự gia tăng nồng độ CO2, được ứng dụng trong gây mê, giảm đau.
- Biện pháp để cải thiện sức khỏe hô hấp ở người:
+ Giữ gìn lối sống lành mạnh, không sử dụng các loại chất cấm gây nghiện.
+ Sử dụng các loại thuốc giảm đau hợp lý, theo chỉ định của bác sĩ.
+ Thường xuyên tập luyện thể thao và ăn uống hợp lý.
CH tr 120 BT
Câu 1: Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, vì sao người ta thường "bón" carbon dioxide sau khi mặt trời mọc và ngừng “bón" sau khi mặt trời lặn từ 1 – 2 giờ? Câu 2: Khi trồng cây trong phòng ngủ, vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm? Câu 3: Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của một loài thực vật, người ta thu được kết quả như sau: Từ kết quả nghiên cứu trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và cường độ hô hấp của loài thực vật nói trên? Câu 4: Có ý kiến cho rằng nên bảo quản các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh thay vì trong ngăn mát do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Giải thích. |
Phương pháp giải:
- Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,.... Mỗi yếu tố đều có một khoảng thuận lợi giúp hô hấp tế bào diễn ra ở cường độ tối đa, thấp hơn hay cao hơn khoảng thuận lợi, cường độ hô hấp tế bào sẽ giảm dần.
- Các biện pháp bảo vệ thực phẩm nhằm ức chế quá trình hô hấp gồm: Bảo quản lạnh, bảo quản khô,bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao hoặc trong điều kiện nồng độ oxygen thấp.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, người ta thường "bón" carbon dioxide sau khi mặt trời mọc và ngừng “bón" sau khi mặt trời lặn từ 1 – 2 giờ vì:
- Trong khu vực có che phủ nilon mỏng, sự lưu thông khí bị cản trở, lượng CO2 bị hao hụt sau khi cây quang hợp. Do đó nồng độ CO2 sẽ giảm xuống thấp
- Ban đêm cây không quang hợp, tăng hô hấp cây lấy O2, thải CO2
=> Phải bón CO2 cho cây sau khi mặt trời mọc khoảng 30 phút và ngừng bón khi mặt trời lặn khoảng 1-2h. Ban đêm không bón CO2 vì khi nồng độ CO2 quá cao sẽ làm ức chế hô hấp.
Câu 2: Khi trồng cây trong phòng ngủ, cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm để giảm lượng CO2 tích lũy trong phòng do quá trình hô hấp của con người. Nếu nồng độ CO2 quá cao sẽ gây khó thở, ức chế quá trình hô hấp và có thể gây tử vong.
Câu 3: Cường độ hô hấp của loài thực vật này đạt cực đại trong khoảng từ 35 - 40°C, từ 5 – 10 °C cường độ hô hấp là thấp nhất. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho hô hấp tế bào ở sinh vật này là 25 - 30°C. Nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này đều làm cường độ hô hấp bị giảm xuống.
Câu 4: Có ý kiến cho rằng nên bảo quản các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh thay vì trong ngăn mát do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Em không đồng tình với ý kiến đó vì trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả nhanh bị hỏng.
Đề kiểm tra học kì 2
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Chủ đề 1. Trồng trọt và lâm nghiệp
Unit 5. Achieve
Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7