Luyện từ và câu
Câu 1:
Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết.
Mẫu:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Tên lễ hội (hoặc hội) | Địa điểm tổ chức lễ hội (hoặc hội) | Các hoạt động trong lễ hội (hoặc hội) |
Hội Lim | Bắc Ninh | Lễ rước, lễ tế, hát hội, giao lưu văn nghệ, quan họ, các trò chơi dân gian,... |
Lễ Đèo Nhông – Dương liễu | Bình Định | dâng hương, Đánh trống khai mạc, múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội... |
Hội Gióng | Sóc Sơn | Dâng hương, lễ rước voi, tắm tượng, các trò chơi dân gian,... |
Câu 2
Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Hằng năm, ở quê bạn có tổ chức ngày hội gì không? – Hằng hỏi.
- Quê tớ có hội Lim – Minh trả lời.
Câu 3
Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn và dựa vào ngữ cảnh trong đoạn văn để nêu công dụng của các dấu.
Lời giải chi tiết:
- Dấu ngoặc kép: dẫn lời nói trực tiếp của cô giáo
- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời thoại của em gái
Câu 4
Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời thoại của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiều thuyền? Yết Kiêu đáp: Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn và lựa chọn dấu câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiều thuyền?” Yết Kiêu đáp: “Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.”.
Luyện viết đoạn
Câu 1:
Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Gợi ý:
- Tên nhân vật
- Tên câu chuyện kể về nhân vật
- Những điểm em yêu thích ở nhân vật
- Lí do em yêu thích nhân vật
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những câu chuyện đã đọc, đã nghe và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trong những câu chuyện em đã đọc em thích nhất là câu chuyện Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, quê ở Bắc Ninh. Hai bà tuy là nữ giới nhưng giàu lòng yêu nước. Lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao, khi chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nên Bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị. Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp sợ. Hai bà mãi là những vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con cháu đời sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của hai bà.
Bài tham khảo 2:
Trong kho tàng văn học dân gian, em đã được học và đọc rất nhiều câu chuyện hay. Nhưng có lẽ, em bé thông minh trong một câu chuyện cổ tích cùng tên là nhân vật mà em yêu thích nhất. Em bé ấy có trí thông minh lỗi lạc hơn người. Em đã vượt qua rất nhiều lần thử thách gian nan. Mỗi lần sau lại khó hơn lần trước, thế nhưng em đã vượt qua những thử thách ấy rất nhẹ nhàng bằng cách đố ngược lại hay bằng kinh nghiệm của đời sống dân gian. Trí thông minh của em thật đáng khâm phục. Từ hình ảnh của cậu bé, bản thân em cũng tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa.
Câu 2
Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Phương pháp giải:
Em thực hiện trao đổi cùng các bạn.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Vận dụng
Sưu tầm tranh, ảnh, bài văn, bài thơ,... về Bác Hồ.
Phương pháp giải:
Em sưu tầm tranh, ảnh, bài đọc về Bác trong sách, báo, tạp chí,...
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo các bài đọc:
- Ảnh Bác
- Bác Hồ - Người cho em tất cả
- Cây vú sữa trong vườn Bác
- Đêm nay Bác không ngủ
- Em gặp Bác Hồ
- Thời gian quý báu lắm
- Nước nóng, nước nguội
- Đôi dép Bác Hồ.
Bài tập cuối tuần 28
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3
Chủ đề 3. Làm quen với hình phẳng, hình khối
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Fluency Time! 3
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3