Lí thuyết
>> Xem chi tiết: Lí thuyết Nam châm điện - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi tr 102 CH 1
1. Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua cuộn dây. |
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Khi có dòng điện, đinh vít hút các kẹp giấy. Khi không có dòng điện, đinh vít không hút các kẹp giấy.
Câu hỏi tr 102 CH 2
2. Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này (Hình 21.1)? |
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, để xác định các cực của nam châm này, ta sử dụng một nam châm khác đã biết rõ hai cực và đưa một cực (ví dụ cực bắc) của nam châm đã biết rõ hai cực lại gần đinh vít, nếu hai nam châm hút nhau thì đầu hút nhau là cực bắc, còn đẩy nhau thì đầu của đinh vít là cực nam.
Câu hỏi tr 103 CH 3
3. Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút các kẹp giấy |
Lời giải chi tiết:
Khi ngắt dòng điện, xung quanh đinh vít không còn tồn tại từ trường, đinh vít không có từ tính nên đinh vít không còn hút các kẹp giấy.
Câu hỏi tr 103 CH 4
4. Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin? |
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin lớn hơn khi sử dụng một viên pin.
Câu hỏi tr 103 LT
Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh. |
Lời giải chi tiết:
Chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có năng lượng rất lớn, năng lượng này đã chuyển hóa thành điện năng, điện năng lớn nên độ lớn lực từ của nam châm điện trong cần cẩu lớn.
Câu hỏi tr 103 CH 5
5. Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Chiều của dòng điện trong Hình 21.3 đi từ cực âm sang cực dương, ngược chiều dòng điện ban đầu.
Câu hỏi tr 103 CH 6
6. Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều dòng điện. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khi đặt kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít, chiều của kim nam châm trước và sau ghi đổi chiều dòng điện cũng đổi chiều.
Câu hỏi tr 104 VD
Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản. Hãy giải thích vì sao khi nhấn và giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục cho đến khi thả ra (loại công tắc trong hình chỉ đóng mạch điện khi nhấn và giữ nút). |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Khi nhấn công tắc, mạch điện trở thành một mạch kín, dòng điện sẽ đi từ cực dương về cực âm, dòng điện sẽ đi qua dây dẫn và đi vào dây dẫn quấn quanh lõi sắt, và đi qua thanh sắt, khi dòng điện đi qua dây dẫn ở lõi sắt và thanh sắt đến búa gõ chuông thì búa gõ chuông được coi như một nam châm điện, nam châm điện tương tác với chuông và làm cho chuông reo liên tục.
Đến khi nhả ra thì mạch hở, không có dòng điện cung cấp vào mạch nữa nên chuông không còn reo.
Câu hỏi tr 104 BT 1
1. Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta chọn vật liệu nào để làm lõi của nam châm điện? |
Lời giải chi tiết:
Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta nên chọn sắt làm lõi của nam châm điện.
Câu hỏi tr 104 BT 2
2. Nêu các ứng dụng của nam châm điện |
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của nam châm điện là:
- Trong máy tính và điện tử: nam châm thay đổi hướng của vật liệu từ tính trên đĩa cứng trong các phân đoạn truyền dữ liệu.
- Trong các ngành công nghiệp: trong máy phát điện, nam châm đã biến năng lượng cơ học thành điện năng.
- Trong y học: Các bệnh viện có sử dụng kĩ thuuaatj chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Nó là kĩ thuật chụp cộng hưởng từ, một kĩ thuật chuẩn đoán hình hiện đại dùng từ trường và sóng ra-đi-o nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề trong bộ phận cơ thể của bệnh nhân mà không cần phải phẫu thuật vẫn có thể chuẩn đoán được tình trạng bệnh nhân.
- Trong giao thông vận tải: Nhờ nam châm điện giúp cho vận tốc của tàu nhanh hơn, đạt tốc độ cao hơn.
Câu hỏi tr 104 BT 3
3. Dùng nam châm điện sẽ có những ưu điểm và hạn chế nào so với dùng nam châm vĩnh cửu? |
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là:
+ Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây
+ Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.
+ Có thể thay đổi tên các cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.
Nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là:
+ Khi vận hành , sử dụng thì nam châm điện cần phải có một điện năng mạnh (dòng điện mạnh). Nếu dòng điện yếu, không ổn định thì sẽ dẫn đến tuổi thọ của sản phẩm thấp và hoạt động kém hiệu quả
Từ vựng
Bài 8
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 12
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7