Câu hỏi tr 53 MĐ
Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt? |
Lời giải chi tiết:
Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.
Câu hỏi tr 53 CH 1
Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi sau:
Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h? |
Phương pháp giải:
- Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.
- Sử dụng công thức: \(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{180}}{3} = 60\left( {km/h} \right)\)
Câu hỏi tr 53 CH 2
Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi? |
Phương pháp giải:
Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.
Lời giải chi tiết:
Từ số liệu ta thấy, trong khoảng thời gian từ 3h – 4h ô tô dừng lại ở quãng đường 180 km.
Câu hỏi tr 54
Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này. |
Lời giải chi tiết:
- Vẽ đồ thị:
- Nhận xét: Các đường nối này là các đường thẳng.
Câu hỏi tr 55 CH 1
Từ đồ thị ở Hình 10.2: a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu. b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu. c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành. |
Phương pháp giải:
- Dựa vào hình 10.2 để mô tả chuyển động.
- Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}v = \frac{s}{t}\\t = \frac{s}{v}\\s = vt\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu:
- Trong 3 giờ đầu: ô tô chuyển động thẳng đều.
- Trong khoảng từ 3h – 4h: ô tô dừng lại sau khi đi được 180 km.
b) Từ đồ thị ta thấy:
- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.
Suy ra: tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là \(\frac{s}{t} = \frac{{60}}{1} = \frac{{120}}{2} = \frac{{180}}{3} = 60\left( {km/h} \right)\)
c) Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là:
\(s = v.t = 60.1,5 = 90km\)
Câu hỏi tr 55 CH 2
Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6h30min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h30min. a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên. b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình. |
Phương pháp giải:
- Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}v = \frac{s}{t}\\t = \frac{s}{v}\\s = vt\end{array} \right.\)
- Sử dụng kĩ năng vẽ đồ thị.
Lời giải chi tiết:
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:
b)
Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:
\({v_1} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{1000}}{{15}} = \frac{{200}}{3}\left( {m/ph} \right) = 4\left( {km/h} \right)\)
Tốc độ của bạn A trong 10 min cuối hành trình là:
\({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{2000 - 1500}}{{30 - 20}} = 50\left( {m/ph} \right) = 3\left( {km/h} \right)\)
Vậy trong 15 min đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 min cuối đi với tốc độ 3 km/h.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Đồ thị quãng đường - thời gian - Khoa học tự nhiên 7
Bài 10
Test Yourself 4
Bài 12
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - siêu ngắn
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7