Câu 1
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có.
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập.
C. Học cách sống tự lập đề trưởng thành.
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán.
Phương pháp giải:
Giải quyết vấn đề
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình và không đồng tình với các ý kiến dưới đây
- Em đồng tình với ý kiến:
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có.
=> Vì đức tính tự lập của con người phải qua quá trình rèn luyện, học tập mới thành không phải tự nhiên mà có sẵn.
C. Học cách sống tự lập đề trưởng thành.
=> Khi chúng ta biết tự lập thì sẽ đến với thành công hơn.
D. Nên tự lập càng sớm càng tốt.
=> Ngay từ nhỏ chúng ta cần nên học cách tự lập, từ những việc nhỏ đến những việc lớn trong xã hội.
- Em không đồng tình với ý kiến:
B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập.
=> Tất cả con người chúng ta nên học cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, ngay cả khi gia đình có điều kiện kinh tế hay khó khăn, nếu có điều kiện kinh tế mà ỷ lại, dựa dẫm vào người khác thì sớm muộn gì cũng đi đến thất bại.
E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán.
=> Tự lập tạo cho con người tính chủ động, tự tin vào bản thân mình và tạo giá trị cho bản thân; tự lập mà trở nên ích kỉ và độc đoán thì đó không phải tự lập.
Câu 2
Em hãy kể lại những việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập trong cuộc sống và nêu cách khắc phục.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Những việc làm của bản thân không thể hiện tính tự lập trong cuộc sống và cách khắc phục:
- Thỉnh thoảng quên gấp chăn em khắc phục bằng cách mỗi sáng thức dậy là phải nhớ gấp chăn màn luôn.
- Quên tưới rau. Em khắc phục bằng cách đặt lịch hẹn trong điện thoại về ngày em cần tưới rau.
- Em quên làm bài tập tiếng anh. Em đã khắc phục bằng cách ghi những bài tập ra giấy và hẹn đồng hồ báo thức để làm bài tập.
Câu 3
Tình huống:
Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng?
b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?
c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
Tình huống: Từ tình huống trên em có những suy nghĩ sau:
a) Theo em, việc làm của Nam và Dũng là sai khi Dũng khiến cho bạn Nam không tự lập trong lúc làm bài.
b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Hoặc có thể hỏi bạn cách giải. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.
c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập và lần sau khi gặp bài toán tương tự bạn có thể dễ dàng làm được.
Câu 4
Hãy kể lại những hoạt động, việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường mà em đã quan sát hoặc tham gia. Em học tập được điều gì khi quan sát và tham gia các hoạt động đó?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động, việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn trong lớp, trong trường mà em đã quan sát là:
Những việc làm tự lập của các bạn trong lớp em:
- Các bạn tự giác học bài cũ và làm bài tập rất đầy đủ
- Những hôm trực nhật, bạn làm trực nhật rất sớm và sạch sẽ
- Các bạn trong lớp em đi học rất sớm
- Tự giác tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể.
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
Đề thi giữa kì 2
CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN
Chủ đề 4. Ước chung, ước chung lớn nhất. Bội chung, bội chung nhỏ nhất