Trả lời câu hỏi phần khám luyện tập trang 23 SGK GDCD 6 CTST
Đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Bạn An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lý do, An luôn nói: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy.”
Tình huống 2: Đọc đề bài toán, có chỗ không hiểu. Hùng rủ Tâm đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Tâm khuyên Hùng không nên làm như vậy.
Tình huống 3: Khi được cô giáo phân nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, Đạt nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác nên không tích cực tham gia.
Tình huống 1
Em có đồng tình với An không? Vì sao?
Nếu là bạn của An, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình.
- Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên có đồng hồ báo thức, tập dậy sớm, rèn luyện tính tự giác ngay từ bây giờ, để không bị đi học muộn nữa, không nên quá ỷ lại bố mẹ như vậy.
Tình huống 2
Em có đồng tình với Tâm không? Vì sao?Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn Tâm. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo. Nếu như bài toán quá khó cả lớp không ai làm được thì mới nhờ cô giáo trợ giúp.
- Nếu em là Hùng em sẽ cùng Tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.
Tình huống 3
Em có đồng tình với bạn Đạt không? Vì sao?
Nếu em là bạn của Đạt, em sẽ nói gì với Đạt?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Đạt. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi hợp tác, nhiều người cùng suy nghĩ tích cực sẽ có hứng thú học tập, thấy bài học bổ ích hơn và tăng sự đoàn kết giữa các bạn trong lớp.
- Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày càng phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.
Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Bài 5: TỰ LẬP
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
SBT PHẦN ĐỊA LÍ - KNTT
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG