6. Đề kiểm tra 45 phút kì I - Đề số 6

Đề bài

Đề bài:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Lời giải chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.

– Giới thiệu đoạn thơ.

2. Thân bài:

– Giới thiệu khái quát:

+ Mạch cảm xúc chung: Bài thơ được viết trên nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Mỗi phần của một bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến.

+ Vị trí đoạn trích: Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến được trân trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” thể hiện hiện thực tàn khốc: Những người lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

+ Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất (xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tàn, lẫm liệt (dữ oai hùm).

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

(Có thể so sánh thêm về nỗi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài Nhớ của Hồng Nguyên và bài Đồng Chí của Chính Hữu).

+ Vẻ đẹp bi tráng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thân chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

+ Sự bi thương:

- Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, hi sinh nơi đất khách quê người.

- Những từ Hán Việt trang trọng.

→ Lý tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

+ Âm hưởng trầm hùng của tiếng “gầm” con sông Mã

→ Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.

* Đáng giá:

– Đoạn thơ viết về chân dung người lính là đoạn thơ độc đáo nhất trong bài Tây Tiến. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ có hồn. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người Tây Tiến mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.

3. Kết bài:

– Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

– Khẳng định vị trí bài thơ Tây Tiến

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved