Chủ đề 9. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5. Lý thuyết Bài 21: Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

- Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là hành vi hợp pháp, là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

- Hành vi hợp pháp là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Không làm những việc mà pháp luật cấm.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Nếu như việc xây dựng và ban hành pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật thì việc thực hiện pháp luật lại là quá trình đưa pháp luật trở lại cuộc sống, Thực hiện pháp luật là việc thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:

+ Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động)

+ Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực)

+ Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

+ Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Đó là các trường hợp:

3. Công công thực hiện pháp luật trong cuộc sống

Pháp luật được Nhà nước ban hành để Nhà nước quản lí xã hội, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu pháp luật được ban hành nhưng không được các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng thì pháp luật sẽ chỉ tồn tại trên giấy. Nhà nước không quản lí được xã hội, công dân không thể thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ  xã hội cụ thể đều phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved