Bài 1
a) Đọc truyện:
Những con sếu bằng giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
b) Thảo luận nhóm:
- Điều gì đã cướp đi sinh mạng của cô bé Xa-ra-cô Xa-ra-ki va hơn nửa triệu người dân Nhật Bản.
- Việc trẻ em trên khắp nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới gửi hàng trăm con sếu giấy đến cho Xa-ra-cô nói lên điều gì?
- Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ mẩu chuyện rồi trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hai quả bom nguyên tử của nước Mỹ thả xuống nước Nhật và tàn dư phóng xạ đã cướp đi sinh mạng của cô bé Xa-ra-cô Xa-ra-ki va hơn nửa triệu người dân Nhật Bản.
- Việc trẻ em trên khắp nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới gửi hàng trăm con sếu giấy đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc đến đến cho Xa-ra-cô. Tất cả mọi người đều muốn nói lên rằng: chúng tôi luôn ở bên cạnh bạn, Xa-ra-cô.
- Qua câu chuyện trên em thấy rằng chiến tranh thật tàn nhẫn và đáng sợ. Chỉ hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người. Và hòa bình thật đáng quý.
Bài 2
Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Luôn giải quyết mâu thuẫn bằng lí lẽ, tránh các hình thức tranh cãi bằng bạo lực.
- Can ngăn bạn bè nếu có dấu hiệu đánh, cãi nhau.
Bài 4
Hãy ghi dấu + vào ô trống trước những hoạt động vì hòa bình mà em biết trong các hoạt động dưới đây.
□ a) Đi bộ vì hòa bình.
□ b) Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hòa bình.
□ c) Diễn đàn Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tránh.
□ d) Mít tinh, tuần hành, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
□ đ) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
□ e) Giao lưu với thiếu nhi quốc tế.
□ g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đánh dấu cộng vào ô trống số: a, b, d, e, g
- Em đã tham gia các hoạt động:
+ Đi bộ vì hòa bình
+ Vẽ tranh về chủ đề Em yêu hòa bình
Bài 5
Em hãy hoàn thành bức vẽ Cây hòa bình với:
- Rễ cây là những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình và những hoạt động, phong trào bảo vệ hòa bình
- Lá cây là những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em và mọi người.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Xem lại lí thuyết
tại đây
:
Chủ đề 2 : Tập soạn thảo văn bản với phần mềm Word
ĐƠN TỪ
Bài tập cuối tuần 32
Tuần 22: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Thể tích của một hình
Tuần 18: Hình tam giác. Diện tích hình tam giác. Luyện tập chung